Có nhiều chỉ số khác nhau được dùng để đánh giá sự giàu có của một quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng thường bao gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI).
Có nhiều chỉ số khác nhau được dùng để đánh giá sự giàu có của một quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng thường bao gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI).
Với GDP bình quân đầu người là 68,000 USD, Úc là quốc gia duy nhất không có suy thoái kinh tế hàng năm từ 1992 - 2018, đạt 82.6 điểm tự do kinh tế, xếp thứ 4 về chỉ số tự do 2020, kinh tế của Úc luôn nằm trong nhóm tự do cao nhất trong 14 năm qua. Nền kinh tế ở đây luôn được duy trì và phát triển bền vững nhờ các chế độ, chính sách ổn định, thể chế mạnh mẽ, môi trường đầu tư hấp dẫn cũng như có mối quan hệ thương mại sâu sắc với khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Tính đến hết năm 2022, dân số Úc ước tính khoảng hơn 26.2 triệu người, so với tổng diện tích của quốc gia thì số dân cư chỉ chiếm 0.22%, một phần là do khí hậu tại đây khá khắc nghiệt, thứ hai là tỷ lệ nhập cư mỗi năm khá thấp, Chính phủ Úc rất khó khăn trong việc nhập cư.
Na Uy có GDP trung bình 88,800 USD
Na Uy là quốc gia ở Bắc u theo thể chế quân chủ lập hiến, giáp với Phần Lan, Nga và Thuỵ Điển. Kinh tế tại Na Uy là một nền kinh tế hỗn hợp, pha trộn giữa hoạt động thị trường tự do và sở hữu Nhà nước. Các lĩnh vực chủ chốt gồm dầu mỏ, năng lượng thuỷ điện, chế tạo nhôm. Mức chi phí sống tại Na Uy cao hơn Mỹ khoảng 30% và cao hơn Anh 25%.
Tính đến hết tháng 12/2022, Iceland chỉ có khoảng gần 345,000 người. Từ những ngư dân chỉ biết đến nghề đánh bắt cá và buôn bán các sản phẩm từ cá, bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008, Băng Đảo Iceland phục hồi thần kỳ nhờ du lịch và công nghệ.
Để đa dạng hoá mô hình tăng trưởng và lĩnh vực tăng trưởng cho nền kinh tế, Chính phủ quốc gia này đã mạnh mẽ chuyển đổi qua nhiều lĩnh vực như công nghiệp lắp ráp, dịch vụ, phát triển phần mềm, công nghệ sinh học, ngân hàng… Giờ đây hàng loạt các công ty công nghệ khởi nghiệp với mô hình tập trung vào phát triển bền vững các ngành kinh tế truyền thống tại Iceland, mở ra một “lối thoát đẹp” nếu như khủng hoảng như năm 2008 có quay trở lại.
Đứng thứ 6 đại diện duy nhất của Châu Á có mặt trong top 10 - Singapore với 84,500 USD
Quốc đảo Sư Tử chỉ có khoảng 6 triệu dân cư, với diện tích toàn đất nước là khoảng 697 km2, không có nguồn tài nguyên, không nước ngọt, không lương thực, tất cả đều phải nhập từ bên ngoài thế nhưng kinh tế của nó luôn ở tầm cao của thế giới.
Các lĩnh vực cực kỳ phát triển tại Singapore bao gồm: chế tạo tàu biển, kinh doanh cảng biển, dược phẩm, công nghệ thông tin, công nghệ lọc dầu, lắp ráp và chế tạo linh kiện điện tử.
Sở hữu GDP bình quân đầu người là 94,800 USD. Thuỵ Sỹ nằm ở phía tây của Trung u, là nơi chứa đựng và cất giấu rất nhiều của cải của giới siêu giàu trên thế giới. Dịch vụ hàng hoá xa xỉ phẩm rất thịnh hành và phát triển cực mạnh tại Thuỵ Sỹ, chẳng hạn như việc sản xuất chế tác các loại đồng hồ đắt tiền và xịn sò nhất trên thế giới đều được thực hiện tại đây. Chất lượng an sinh xã hội cao, tỷ lệ tội phạm thấp, mức lương cao nhưng thuế lại đóng thấp… là những lý do mà rất nhiều người ao ước được sống tại đây.
Dân số của Qatar chỉ chiếm 0.04% dân số thế giới khoảng hơn 3 triệu người (tính đến tháng 07/2023) và có GDP 89,400 USD. Trước khi trở thành một đất nước giàu có thì Qatar từng là một quốc gia nghèo nàn, dân sống chủ yếu dựa vào nghề lặn ngọc trai. Nhưng khi trở thành ông hoàng ngành năng lượng thì Qatar chẳng bao giờ còn nghèo nữa.
Lo lắng sản lượng dầu mỏ có ngày bị cạn kiệt, đất nước này hiện tại đã chi đầu tư rất nhiều sang các lục địa khác, nhằm đa dạng hoá nền kinh tế cũng như tối đa hoá trữ lượng khí đốt tự nhiên. Chính phủ nước này đã đưa ra các chính sách quy hoạch vô cùng tỉ mỉ để phát triển ngành công nghiệp, và nền kinh tế của đất nước này càng ngày càng phát triển.
Hoa Kỳ hay Mỹ thì quá nổi tiếng với thế giới, hầu hết ai trên hành tinh này cũng từng nghe nhắc đến Mỹ, quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh nhất hành tinh, và đồng tiền chung USD. Hiện tại, dân số tại Mỹ đang vào khoảng 336.7 triệu người (tính đến tháng 07/2023) và có GDP 78,400 USD.
Nền kinh tế tại Mỹ cũng là một nền kinh tế hỗn hợp, đây là cái nôi phát triển của rất nhiều ngành và lĩnh vực tài chính, khoa học công nghệ trên hành tinh này.
Tính theo giá trị GDP danh nghĩa thì Mỹ đứng đầu toàn cầu và theo giá trị ngang giá sức mua PPP thì đứng thứ hai (số liệu năm 2021). Tại Hoa Kỳ, tài nguyên thiên nhiên trù phú, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, năng suất lao động rất cao. Người dân tại Mỹ có mức thu nhập hộ gia đình và mức tiền công trung bình cao nhất trong khối OECD.
Đứng ở vị trí thứ hai là Ireland với GDP bình quân đầu người là 107,000 USD.
Ireland là đảo quốc lớn thứ ba trên thế giới nằm ở phía tây của nước Anh. Ireland luôn đứng ở top đầu các quốc gia tại Châu Âu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, với thị trường xuất khẩu máy tính và dịch vụ internet lớn thứ hai hành tinh. Rất nhiều tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng như Amazon, Apple, Facebook… chọn làm nơi đặt trụ sở. Không ngoa khi người ta mệnh danh đây là trung tâm phương tiện truyền thông kỹ thuật số của Châu Âu.
Ireland có khoảng 5 triệu người với nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, các hệ thống dịch vụ du lịch cũng rất thu hút khách nước ngoài tới đây thăm quan.
Theo đó, Luxembourg đứng ở vị trí quán quân với GDP bình quân đầu người là 128,820 USD. Đây là một trong những quốc gia có dân số ít nhất tại Châu Âu chỉ với 634,000 người. Chỉ số GDP bình quân đầu người của Luxembourg cao gấp gần 415 lần so với quốc gia nghèo nhất thế giới là Burundi, chỉ khoảng 303 USD.
Luxembourg nổi tiếng là đất nước giàu nhất hành tinh
Luxembourg nổi tiếng với hoạt động sản xuất thép và giờ đây, nước này còn sở hữu ngành dịch vụ tài chính quy mô rất lớn, đóng góp phần đa vào sản lượng kinh tế của quốc gia. Không chỉ nền kinh tế vững mạnh mà đây còn là một đất nước văn minh và tiến bộ thuộc hàng top thế giới, đồng thời thu hút một tỷ lệ dân nhập cư cực kỳ cao.
Tính đến hết năm 2022 thì Đan Mạch có khoảng 5.8 triệu người, GDP của Đan Mạch vào năm 2022 là 442.85 tỷ USD, bình quân đầu người là 66,400 USD. Với một nền kinh tế mở, xuất nhập khẩu chiếm gần 60% GDP, nhiều năm được Ngân hàng Thế giới xếp hạng vào top các nước có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới.
Đan Mạch tự cung tự cấp về năng lượng (dầu, khí tự nhiên, năng lượng gió và sinh học), xuất khẩu chính là máy móc, dụng cụ và thực phẩm. Chi phí trả lương cho người lao động cao hàng đầu thế giới.
Đan Mạch là quốc gia duy nhất ở Bắc u thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam, Chính phủ nước này luôn ủng hộ chính sách thương mại tự do, đem lại tác động tích cực cho các nước đối tác.
Dự báo GDP bình quân đầu người toàn cầu năm 2023 tăng hơn 520 USD so với năm 2022 ở mức 13,400 USD (lưu ý đây là con số danh nghĩa chưa được điều chỉnh lạm phát). Hầu hết những quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng đều nằm ở khu vực Châu u và Bắc Mỹ - nơi đây vốn nổi tiếng là hai lục địa giàu có nhất thế giới. Còn những quốc gia nghèo nhất thế giới thường nằm ở khu vực Châu Phi.
Tìm hiều thêm: Danh sách 10 người giàu nhất Việt Nam năm 2023