Cùng DOL phân biệt pressure và stress nhé! - Stress (căng thẳng hoặc áp lực tâm lý) thường được sử dụng để chỉ tình trạng căng thẳng về tâm lý hoặc tinh thần. Nó có thể do các yếu tố như công việc, tình cảm, tài chính hoặc sức khỏe. Khi bạn cảm thấy stress, bạn có thể trải qua các triệu chứng như lo lắng, mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ, tăng cân hoặc giảm cân. - Pressure (sức ép hoặc áp lực) thường được sử dụng để chỉ tình trạng áp lực trong công việc hoặc học tập. Khi bạn đang bị áp lực, bạn có thể trải qua cảm giác căng thẳng, chán nản, đau đầu, hay cảm thấy bất an. Ví dụ: I'm stressed because of the pressure at work. (Tôi bị căng thẳng do áp lực công việc).
Cùng DOL phân biệt pressure và stress nhé! - Stress (căng thẳng hoặc áp lực tâm lý) thường được sử dụng để chỉ tình trạng căng thẳng về tâm lý hoặc tinh thần. Nó có thể do các yếu tố như công việc, tình cảm, tài chính hoặc sức khỏe. Khi bạn cảm thấy stress, bạn có thể trải qua các triệu chứng như lo lắng, mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ, tăng cân hoặc giảm cân. - Pressure (sức ép hoặc áp lực) thường được sử dụng để chỉ tình trạng áp lực trong công việc hoặc học tập. Khi bạn đang bị áp lực, bạn có thể trải qua cảm giác căng thẳng, chán nản, đau đầu, hay cảm thấy bất an. Ví dụ: I'm stressed because of the pressure at work. (Tôi bị căng thẳng do áp lực công việc).
Chế độ sinh hoạt: Chế độ sinh hoạt ăn ngủ của các bạn học sinh trong thời điểm mùa thi cũng là một vấn đề cần phải quan tâm. Các bạn cần phải có một thói quen sinh hoạt khoa học hợp lý, rèn luyện hàng ngày để thành nếp duy trì liên tục kể cả lúc mùa cao điểm học ôn thi. Ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa, ngủ đủ 8 giờ một ngày, không thức khuya, không dùng các chất kích thích chè, cà phê, hút thuốc lá, chất kích thích khác.
Tập luyện: Việc tập luyện tham gia các hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động tập thể cũng có vai trò quan trọng để nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Tập luyện các môn bóng rổ, cầu lông, đá bóng... giúp cơ thể khỏe mạnh, học tập sẽ tốt hơn và thông qua các hoạt động đó các bạn sẽ gắn kết với nhau, có tính tập thể, đoàn kết hơn.
Tâm lý: Khi đến mùa thi, cần tạo cho học sinh sự thoải mái tinh thần, có một sức khỏe tốt thì càng giảm được nguy cơ mắc những vấn đề về sức khỏe. Mỗi bạn học sinh cần có một phương pháp làm việc khoa học cùng với sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, cha mẹ sẽ là những hỗ trợ tốt nhất cho học sinh.
Các bạn cần dành thời gian học tập và thư giãn hợp lý, tránh tình trạng trong những năm học đầu tiên chỉ chơi, mải mê vào các trò chơi điện tử, đến lúc thi mới tập trung vào học. Thầy cô cần là những người gần gũi với học trò của mình, quan tâm chia sẻ với học sinh khi các con gặp những khó khăn. Các bạn bè trong lớp nên quan tâm đến nhau, trao đổi thông tin đoàn kết giúp đỡ trong học tập cũng như những hoạt động ngoại khóa ở trường tạo sự gắn kết giữa bạn bè, thầy cô, trường lớp sẽ là một yếu tố quan trọng giúp các bạn học sinh vượt qua những khó khăn. Một vai trò không thể thiếu đó là bố mẹ. Bố mẹ cần biết con của mình đang nghĩ gì, con có khó khăn gì để chia sẻ với chúng. Sự gắn kết giữa phụ huynh với giáo viên, nhà trường là quan trọng để giải quyết những sự cố có thể xảy ra mà đôi khi không biết có thể gây hậu quả nghiêm trọng bởi các em còn rất non nớt trong suy nghĩ của mình đôi khi còn rất dễ bị tổn thương.
Hệ thống cán bộ tâm lý cũng rất cần thiết trong các hệ thống trường học. Những vấn đề tâm lý của học sinh gặp phải cần phát hiện và xử lý kịp thời ở các mức độ như tư vấn của các cán bộ tâm lý ở trường, mức độ cao hơn là cần phải gặp các chuyên gia tâm lý để trị liệu, hay cần đưa học sinh đến khám tại các cơ sở chuyên về sức khoẻ tâm thần. Chúng ta cũng không nên bỏ qua việc dạy cho các bạn học sinh những kỹ năng sống cần thiết như cần phải làm gì khi mình gặp thất bại trong thi cử hay những vấn đề về tình bạn, tình yêu tuổi học trò, những vấn đề tâm lý nhóm ở lứa tuổi học sinh, bạo lực học đường...
Em thân mến, Như em chia sẻ, em thường bị căng thẳng và lo lắng vì áp lực trong các kỳ thi. Đây là cảm giác chung mà hầu hết chúng ta đều trải qua trong thời gian đi học của mình.Sở dĩ với nhiều bạn, những kì thi trở nên quá áp lực vì các em dùng kết quả thi để đánh giá bản thân hoặc bị một số người xung quanh dựa vào đó đánh giá về các em. Những bài thi, bài kiểm tra vốn dĩ là để đánh giá quá trình học tập của học sinh, là thứ để chứng minh một phần những gì chúng ta đã học được chứ không phải dùng để đánh giá một con người. Hiểu được điều này, nhiều bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong các kỳ thi đấy.
Những kì thi chỉ là những dấu mốc chứ không phải là điểm cuối trên con đường học tập của mỗi chúng ta. Vì thế, việc phấn đấu để có được kết quả thi tốt nhất là điều nên làm của những người có ý chí, có tinh thần cầu thị và mong muốn phát triển bản thân. Nhưng hãy nhớ rằng, thước đo cho sự phát triển ấy là thước đo của em trong hiện tại so với quá khứ, của em trong tương lai so với hiện tại, chứ không phải của em so với ai khác.
Theo đó, phấn đấu để làm tốt nhất trong khả năng có thể, song nếu chưa như ý cũng không có nghĩa là em kém cỏi. Em nhớ rằng đây chỉ là một trong rất nhiều những kì thi mà mình đã trải qua. Nếu em đã từng vượt qua được nhiều kỳ thi trước đây với những thành công nhất định thì bây giờ tại sao lại không thể nhỉ? Em hãy nghĩ về nó một cách thoải mái, nhẹ nhàng, chuẩn bị sẵn sàng để bước vào kỳ thi sẽ mang lại hiệu quả cao thay vì lo lắng và sợ sệt em nhé.
Một nguyên nhân khác dễ khiến chúng ta lo lắng trước kỳ thi đó là vì kiến thức phải học quá nhiều mà thời gian để học thì lại quá ít. Không ít bạn đã từng trải qua tình huống “hôm sau thi thì đêm hôm trước mới học”. Như đã từng học trong môn Kỹ năng học tập, hẳn em đã biết đây là một cách học vừa không hợp lý và làm gia tăng áp lực cho chúng ta. Thay vào đó, em hãy vận dụng quy luật trí nhớ ngắt quãng: lặp lại thường xuyên khi mới học và giãn dần khoảng cách ôn tập theo thời gian. Tốt nhất là học ngay trong quá trình và có kế hoạch để ôn lại thường xuyên trong thời gian dài. Như vậy, khi tới ngày thi thì không còn phải học quá nhiều nữa, vì em đã nắm được phần lớn kiến thức rồi.
Sự thật là đã sắp bước vào kỳ thi, nên đó là kinh nghiệm cho kỳ tới, cho những đợt thi tiếp theo. Còn đối với kỳ thi gần nhất này, em hãy nhớ lại những típ đã được các cô PDP giới thiệu để ôn tập hiệu quả nhé. Đối với các nội dung cần ghi nhớ, em chú ý đọc vài lần, nhớ lại những lần thầy cô giảng để ghi thêm những điểm quan trọng bên lề. Đây là cách để kiểm chứng những ý hiểu của em và khi ghi chú sẽ giúp em dễ hình dung lại chúng khi làm bài thi. Bên cạnh đó, việc chọn lọc, xác định những từ khoá quan trọng và được nhấn mạnh chúng bằng phương pháp gạch chân hoặc tô sáng sẽ giúp “hằn sâu” trong tâm thức của em thêm đấy.
Ở bước cao hơn, sau những việc làm trên, em hãy tách khỏi tài liệu của mình, hình dung lại nội dung tài liệu, thiết lập một dàn ý cho mỗi bài học sẽ giúp em nhanh chóng có được khung bài khi ngồi tại phòng thi. Từ dàn ý đó, em tiếp tục phát triển những nội dung chi tiết bên trong thông qua phương pháp sơ đồ tư duy, biểu đồ hình cây để các ý tưởng được chuyển tải ra từng câu chữ.Đối với những môn tự nhiên, thì những công thức quan trọng cần được ghi nhớ và không có cách nào khác hơn là luyện tập các công thức ấy từ những bài đơn giản đến nâng cao. Khó thì trao đổi với bạn, với thầy cô để em có thể hiểu và vận dụng các công thức được nhuần nhuyễn, hiệu quả hơn em nhé.
Em cũng lưu ý rằng, trong giai đoạn ôn tập chuẩn bị cho thi cử em càng cần phải sử dụng kỹ thuật Pomodoro trong môn Kỹ năng học tập nhiều hơn. Với kỹ thuật này, điều em cần làm là đặt giờ khoảng 25 phút (có thể nhiều hơn nếu em muốn), cắt đứt mọi sự làm phiền (tắt điện thoại, ngừng online, để xa những thứ thu hút chúng ta như chuyện tranh, game…), và sau đó tập trung.
Sau khi đã tập trung để hoàn thành một nhiệm vụ học tập, em có thể tự tặng một giải thưởng nhỏ cho mình: Một vài phút lướt web, một ly nước hoa quả, vài phút vào face, và thậm chí là chỉ thư giãn hay tán gẫu một cách không chủ đích, từ đó cho phép não bộ thay đổi sự tập trung, chuyển sang chế độ thư giãn, thoải mái và thích thú trong một lúc. Khi đó em sẽ thấy mình không bị căng thẳng mà việc ôn tập của mình lại cực kỳ hiệu quả.
Để có thể chuẩn bị tốt nhất cho kì thi, giúp làm giảm căng thẳng em chú ý giữ gìn sức khỏe cho bản thân mình. Ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ đảm bảo dinh dưỡng, sử dụng sữa tươi hoặc sữa chua, ăn nhiều hoa quả thay vì dùng các chất kích thích như cà phê, hay nước tăng lực để có đủ sức khỏe trong quá trình ôn tập và thi cử căng thẳng. Ngoài ra em có thể thử các biện pháp thư giãn khác như tập hít thở sâu, thiền, tập yoga, tập thể thao hay đơn giản là nghe nhạc hoặc trò chuyện với bạn bè để làm giảm trạng thái căng thẳng trước kỳ thi.
Cuối cùng, em hãy nhớ rằng một chút căng thẳng sẽ trở thành động lực để em hoàn thành tốt hơn công việc nhưng quá nhiều căng thẳng thì lại trở thành thứ kéo em xuống. Hãy luôn tự tin vào bản thân và chuẩn bị tốt nhất cho những kì thi của mình. Em hoàn toàn có khả năng làm chủ sự căng thẳng thay vì để căng thẳng kiểm soát em.
Chúc em thoải mái, tự tin và đạt được những kết quả em mong đợi!
Tin tưởng vào bản thân sẽ khiến sự tuyệt vọng biến mất-Frank Tyger-
Cô Phùng Hiên – Thạc sĩ tư vấn tâm lý lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Liên hệ tư vấn trực tiếp: Phòng PDP – Phòng 106, tòa nhà Beta
https://www.facebook.com/phung.hien.18