Kinh doanh xuất nhập khẩu là một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các quy định, quy trình, và chiến lược thương mại quốc tế. Trong bài viết này, GIAYCHUNGNHAN sẽ cung cấp lời giải chi tiết cho các bài tập về kinh doanh xuất nhập khẩu, bao gồm các chủ đề như thủ tục hải quan, thanh toán quốc tế, logistics, và quản lý rủi ro.
Kinh doanh xuất nhập khẩu là một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các quy định, quy trình, và chiến lược thương mại quốc tế. Trong bài viết này, GIAYCHUNGNHAN sẽ cung cấp lời giải chi tiết cho các bài tập về kinh doanh xuất nhập khẩu, bao gồm các chủ đề như thủ tục hải quan, thanh toán quốc tế, logistics, và quản lý rủi ro.
Có nhiều hình thức thanh toán quốc tế phổ biến, bao gồm:
Phương thức ghi sổ (Open Account):
Phương thức chuyển tiền (Remittance):
Phương thức nhờ thu (Collection):
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C):
Phương thức thư ủy thác mua hàng (Authority to Purchase – A/P):
Trong tháng 10/2014 Công ty kế toán Thiên Ưng có phát sinh các nghiệp vụ sau: 1. Trực tiếp xuất khẩu lô hàng gồm 500 SP A hợp đồng giá FOB là 10 USD/SP. Tỷ giá tính thuế là 21.000đ/USD, 2. Nhận nhập khẩu ủy thác lô hàng B theo tổng giá trị mua với giá CIF là là 30.000 USD. Tỷ giá tính thuế là 21.500đ/USD, 3. Nhập khẩu 5000 SP C giá hợp dồng theo giá FOB là 8 USD/ SP, phí vận chuyển vào bảo hiểm quốc tế là 2 USD/SP. Tỷ giá tính thuế là 22.000đ/USD, 4. Trực tiếp xuất khẩu 10.000 SP D theo điều kiệ CIF là 5USD/SP, phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế là 5000đ/SP. Tỷ giá tính thuế là 21.500đ/USD, 5. Nhập khẩu nguyên vật liệu E để gia công cho phía nước ngoài theo hợp đồng gia công đã ký, trị giá lô hàng theo điều kiện CIF quy ra tiền VN là 300đ. Yêu cầu: Tính thuế xuất nhập khẩu phải nộp. – Biết rằng: Thuế xuất nhập khẩu SP A là 2%, SP B và E là 10%, SP C là 15%, SP D là 2%.
NV1: Xuất khẩu 500 sp A: Số thuế XK phải nộp = 500 x (10 x 21.000) x 2% = 2.100.000
NV2: Nhập khẩu lô hàng B: Số thuế NK phải nộp = (30.000 x 21.500) x 10% = 64.500.000
NV3: Nhập khẩu 5.000 sp C: Số thuế NK phải nộp = ((5.000 x 8 x 22.000) + (5.000 x 2 x 22.000)) x 15% = (880.000.000 + 220.000.000) x 15 % = 165.000.000
NV4: Xuất khẩu 10.000 sp D: Số thuế XK phải nộp = (10.000 x 5 x 21.500) + (10.000 x 5.000) x 2% = (1.075.000.000 + 50.000.000) x 2% = 22.500.000
=> Tổng số thuế XK phải nộp là: = 2.100.000 + 22.500.000 = 24.600.000 => Tổng số thuế NK phải nộp là: = 64.500.000 + 165.000.000 = 229.500.000
Để tìm hiểu thêm: Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp – Có lời giải, mời quý khách tham khảo bài viết bên dưới của GIAYCHUNGNHAN!
Trong tháng 11/2014 Công ty TNHH Hải Nam phát sinh các nghiệp vụ như sau:
1. NK 180.000 sp A, giá CIF quy ra vnđ là 100.000đ/sp. Theo biên bản giám định của các cơ quan chức năng thì có 3000 sp bị hỏng hoàn toàn là do thiên tai trong quá trình vận chuyển. Số sp này công ty bán được với giá chưa thuế GTGT là 150.000đ/sp. 2. NK 5.000sp D theo giá CIF là 5USD/sp. Qua kiểm tra hải quan xác định thiếu 300 sp. Tỷ giá tính thuế là 18.000đ/USD. Trong kỳ công ty bán được 2.000sp với giá chưa thuế là 130.000đ/sp. 3. XK 1.000 tấn sp C giá bán xuất tại kho là 4.500.000đ/tấn, chi phí vận chuyển từ kho đến cảng là 500.000đ/tấn.
Yêu cầu: Xác định thuế XNK và thuế GTGT đầu ra phải nộp. – Biết sp A: 10%, B: 15%, C: 5%. Thuế GTGT là 10%.
1. Nhập khẩu 180.000 sản phẩm A. Theo biên bản giám định của cơ quan chức năng thì có 3000 sản phẩm bị hỏng hoàn toàn do thiên tai trong quá trình vận chuyển:
a. Tính thuế nhập khẩu cho 180.000 – 3000 = 177.000 sp.
– Thuế NK phải nộp là: = QNK x CIF x t = 177.000 x 100.000 x 10% = 1.770.000.000 (đ)
– Thuế GTGT phải nộp là: = 177.000 x 150.000 x 10% = 2.155.000.000 (đ)
2. Nhập khẩu 5.000 sản phẩm B, qua kiểm tra hải quan xác định thiếu 300 sản phẩm: Tính thuế NK cho 5.000 – 300 = 4.700 sp.
– Thuế NK cho 4.700 sp B là: = 4.700 x 5 x 18.000 x 15% = 63.450.000 (đ)
– Số thuế GTGT phải nộp là: = 2.000 x 130.000 x 10% = 26.000.000 (đ)
3. Số thuế XK nộp cho sản phẩm C là: = QXK x FOB x t = 1.000 x ( 4.500.000 + 500.000 ) x 5% = 250.000.000 (đ)
Vậy tổng các loại thuế phải nộp lần lượt là:
Tổng thuế xuất khẩu : TXK = 250.000.000 (đ).
Tổng thuế nhập khẩu : TNK = 2.655.000.000 + 63.450.000 = 2.718.450.000 (đ).
Tổng thuế GTGT phải nộp là : VAT = 225.000.000 + 26.000.000 = 251.000.000 (đ)
Bằng cách thực hiện các bước trên một cách cẩn thận và có hệ thống, bạn sẽ nâng cao khả năng giải quyết bài tập một cách hiệu quả và đạt được kết quả tốt nhất.
Trả lời: Các thủ tục cơ bản để thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm:
Quy trình cơ bản để thực hiện một giao dịch xuất nhập khẩu bao gồm các bước sau:
Bài tập được trình bày với đầy đủ lời giải chi tiết, giúp bạn dễ dàng nắm bắt kiến thức và áp dụng vào thực tế. Giấy Chứng nhận xin cảm ơn Quý khách đã theo dõi bài viết.
Từ trước đến nay xuất khẩu thủy sản luôn được xem là lĩnh vực mũi nhọn trong các ngành kinh tế, điều đó xuất phát từ chính tiềm năng thế mạnh phát triển ngành thủy sản của nước ta. Thực tế thì mỗi năm giá trị kim ngạch xuất khẩu của thủy sản đã đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị xuất khẩu chung của các ngành. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, kết thúc năm 2010 xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 1,353 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5,034 tỷ USD (trong khi kế hoạch là 4,5 tỷ USD), tăng 11,3% về khối lượng và 18,4% về giá trị so với năm 2009. Đây là một con số ấn tượng, nhiều người đã lạc quan nói rằng năm 2010, thủy sản Việt Nam đã gặt được mùa vàng. Để làm được điều đó, vai trò của ngành thủy sản là rất quan trọng, đặc biệt là sự nỗ lực to lớn của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong lĩnh vực tìm kiếm, thâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ giữa lúc kinh tế thế giới đang lâm vào khó khăn.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được của năm 2010, sang năm 2011, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã đề ra chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2011 là 5,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2010.
Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Xuất khẩu và Chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP) thì đây là con số có nhiều khả năng thực hiện được. Cũng theo số liệu thống kê mới đây của VASEP, tổng kết ba tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 1,1 tỷ USD (tăng 22% so với năm 2010). Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là mặc dù giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng nhưng cùng lúc nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lại cho rằng họ không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận không đáng kể, thậm chí phải bù lỗ vì xuất khẩu. Cá tra nguyên liệu sau tết khan hiếm trầm trọng, giá cá bất ngờ tăng vọt lên từ 70 – 80% đã khiến nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra một phen chao đảo
Cá tra nguyên liệu sau tết khan hiếm trầm trọng, giá cá bất ngờ tăng vọt lên từ 70 – 80% đã khiến nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra một phen chao đảo
Mới nghe tưởng như vô lí, nhưng đó lại là thực tế đang diễn ra đối với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản nước ta hiện nay. Tìm hiểu thực tế thì được biết một trong những nguyên nhân khiến cho xuất khẩu tăng nhưng nhiều doanh nghiệp không có lợi nhuận đó là do giá nguyên liệu đầu vào tăng quá cao. Ngoài một số doanh nghiệp lớn có thể chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, đủ để cho các nhà máy chế biến hoạt động bình thường, còn lại phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu. Để đối phó, buộc các doanh nghiệp này phải đi đến sự lựa chọn: hoặc là thu hẹp sản xuất, sa thải bớt nhân công, chỉ để nhà máy chế biến hoạt động cầm chừng, điều này đồng nghĩa với việc chịu mất khách hàng ở các thị trường truyền thống; hoặc vẫn duy trì sản xuất như cũ nhằm giữ những khách hàng truyền thống nhưng phải chịu chấp nhận một mức giá nguyên liệu đầu vào cao ngất, kèm thêm các khoản chi phí sản xuất khác cũng tăng theo (ảnh hưởng bởi giá xăng và điện tăng), nên khi trừ tất cả chi phí, lợi nhuận thu được không đáng kể.
Xuất khẩu tôm và cá tra, ba sa được xem là chủ lực của ngành thủy sản nước ta nhưng cũng gặp phải khó khăn tương tự.Đợt sốt nguyên liệu cá tra sau Tết vừa rồi là một ví dụ. Cá tra nguyên liệu sau tết khan hiếm trầm trọng, giá cá bất ngờ tăng vọt lên từ 70 – 80% đã khiến nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra một phen chao đảo. Ông Nguyễn Văn Ký, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản An Giang (Agifish) cho biết: may lắm là hoà vốn, còn thì thua lỗ nặng nề. Dự đoán tăng các khoản chi phí đầu vào dành cho hợp đồng ký trước cuối năm ngoái thấp hơn nhiều so với mức tăng thực tế. Chẳng hạn, tháng 9.2010, giá nguyên liệu cá tra 15.600 – 16.000 đồng/kg, cộng thêm 30 cent (6.300 đồng) cho mức tăng chi phí dự báo hết quý 1/2011 thì bán 2,8 – 2,9 USD là có lời. Nhưng, ngay từ đầu năm nay, giá cá liên tục tăng, đến nay là 27.000 – 28.000 đồng, tăng 70 – 80%. Nghĩa là giá xuất phải đạt tối đa 3,35 – 3,4 USD/kg mới có lời…
Bên các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm tình hình cũng không sáng sủa hơn. Ông Trần Văn Lĩnh, tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thuỷ sản và Thương mại Thuận Phước, Đà Nẵng cho biết: “Quý 1 năm nay, chúng tôi làm được 14 triệu USD nhưng không lãi đồng nào. Tuần đầu tháng 4 này lại phải cho 1/3 công nhân nghỉ phép do không đủ nguyên liệu”. Mặc dù thị trường xuất khẩu tôm cho các thị trường Nhật, Mỹ, EU vẫn được duy trì nhưng nhưng nhà nhập khẩu lại không chấp nhận giá sản phẩm tăng tuỳ tiện trong khi nguyên liệu trong nước thiếu trầm trọng và tăng giá khủng khiếp. Cái khó nhất của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản hiện nay là vừa phải chịu áp lực chi phí sản xuất và nguyên liệu tăng 14 – 15%, vừa phải chạy vạy tìm kiếm nguyên liệu giá cao, trong khi sản phẩm bán ra trên thị trường tăng không đáng kể.
Nhằm tháo gỡ những khó khăn trên cho các doanh nghiệp, mới đây Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) vừa quyết định nâng giá xuất khẩu cá tra. Theo đó, cá tra xuất khẩu sang châu Âu từ 3,2 USD/kg tăng lên 3,4 USD/kg, cá tra xuất khẩu sang thị trường Mỹ hiện tại là 3,8 USD/kg sẽ tăng lên hơn 4 USD/kg. Tuy nhiên theo các doanh nghiệp thì việc tăng giá trên cũng không cải thiện triệt để được tình hình và không thể kéo dài được lâu. Bởi lẽ việc tăng giá đó không đáng kể, không bù được những khoản lỗ mà các doanh nghiệp phải gánh chịu do chi phí sản xuất và nguyên liệu đầu vào, thêm vào đó, việc tiếp tục tăng giá sản phẩm cá tra xuất khẩu dường như là điều không thể do nhà nhập khẩu khó mà chấp nhận yêu cầu từ phía Việt Nam đưa ra. Thiết nghĩ, đã đến lúc ngành thủy sản cần phải ngồi lại với các doanh nghiệp xuất khẩu để bàn bạc và tìm ra những giải pháp mới hữu hiệu hơn nhằm tìm ra lời giải cho bài toán nghịch lí này./.