Cách Phòng Chống Bạo Lực Học Đường Gdcd 7

Cách Phòng Chống Bạo Lực Học Đường Gdcd 7

Khi được đưa vào trường và thực hành tại nhà, SEL dường như làm giảm sự hung hăng, hành vi bạo lực của trẻ. Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Bradshaw cũng phát hiện, các chương trình SEL cải thiện đáng kể bầu không khí chung của trường học.

Khi được đưa vào trường và thực hành tại nhà, SEL dường như làm giảm sự hung hăng, hành vi bạo lực của trẻ. Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Bradshaw cũng phát hiện, các chương trình SEL cải thiện đáng kể bầu không khí chung của trường học.

Bạo lực nhen nhóm từ mâu thuẫn nhỏ

Bà Kristine Keane, nhân viên xã hội trường học tại Trường Tiểu học George Peabody ở San Francisco (Mỹ), đã chứng kiến hai học sinh lớp 5 liên tục gây gổ với nhau bằng cách lấy bút chì, lấn chiếm bàn học, phớt lờ nhau.

Các cuộc xung đột trở nên dai dẳng và hung hăng hơn. Vì vậy, bà Keane đã can thiệp bằng kỹ thuật “xin lỗi gấp đôi”.

Mỗi học sinh được hướng dẫn xem xét mọi thứ từ góc nhìn của người kia và sau đó xin lỗi vì điều mình đã làm trong cuộc xung đột.

“Cách này không tạo ra một tình bạn thân thiết, nhưng nó đã giải quyết và làm giảm tình trạng tranh chấp liên tục trong lớp học”, bà Keane nói.

Mặc dù tỷ lệ tội phạm không gây tử vong ở trường học đã giảm trong suốt thập kỷ qua, nhưng bạo lực học đường vẫn là vấn đề cấp bách đối với các phụ huynh. Số liệu thống kê về số vụ xả súng trong trường học tại Mỹ ngày càng tăng. Phần lớn vụ bạo lực học đường bắt đầu từ những vụ việc như những gì bà Keane mô tả.

Theo Tiến sĩ Catherine Bradshaw, Trưởng khoa Giáo dục và Phát triển con người tại Đại học Virginia, bạo lực học đường thường liên quan đến “những lời lăng mạ nhỏ nhặt, hằng ngày, có thể thực sự tích tụ” và khiến trẻ em cảm thấy như đang bị đe dọa. Nếu không được giải quyết đúng cách, những mâu thuẫn nhỏ có thể leo thang thành bắt nạt mà không cần súng, lời nói thù địch và đánh nhau. Tất cả đều có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ tinh thần và thể chất ngắn cũng như dài hạn của học sinh.

Trong bối cảnh này, các phụ huynh ngày càng lo lắng. Một cuộc khảo sát gần đây của công ty Gallup cho thấy, mối quan tâm của phụ huynh về sự an toàn thể chất của trẻ em khi đi học đang ở mức cao nhất trong hai thập kỷ. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ và chuyên gia sức khỏe tâm thần tin rằng, chúng ta có thể ngăn bạo lực học đường bằng các chiến lược can thiệp: Giáo dục cảm xúc - xã hội (SEL).

Theo Collaborative for Academic, Social, and Emotional Learning (CASEL), một tổ chức tập trung vào việc khiến SEL trở thành một phần không thể thiếu của giáo dục, các công cụ và kỹ năng SEL có thể được chia thành năm nhóm: Nhận thức về bản thân, tự quản lý, nhận thức xã hội, kỹ năng quan hệ và ra quyết định có trách nhiệm.

Trong đó, tự nhận thức bao gồm việc trau dồi hiểu biết sâu sắc hơn về cảm xúc, mục tiêu, niềm tin, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Nhận ra mối liên hệ giữa suy nghĩ và hành động có thể giúp đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

Trong khi đó, để hiểu được cảm xúc và hành động của mình, điều quan trọng là phải điều chỉnh chúng thông qua tự quản lý. Các cá nhân sẽ đạt được mục tiêu nhanh hơn bằng cách đánh giá hiệu suất của mình trong một số tình huống nhất định.

Những người có kỹ năng ra quyết định có trách nhiệm sẽ nghĩ về mục tiêu, yếu tố xã hội và sự tự hiểu của chính mình khi đưa ra những lựa chọn mang tính xây dựng. Điều này thúc đẩy sự hiểu biết về nguyên nhân và kết quả cũng như hậu quả của các hành động.

Với nhận thức xã hội, khả năng này giúp trẻ xây dựng và duy trì các mối quan hệ lành mạnh. Kỹ năng này bao gồm việc hiểu và đồng cảm với người khác. Trong đó, bao gồm những người có chủng tộc, giới tính, văn hóa, độ tuổi và tôn giáo khác nhau.

Cũng quan trọng đối với việc thiết lập mối quan hệ, chương trình SEL dạy trẻ cách hành động liên quan đến các chuẩn mực xã hội. Giao tiếp, hợp tác, lắng nghe, quản lý xung đột và hiểu cảm xúc là những thành phần chính.

Bà Aaliyah A. Samuel, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của CASEL cho biết, có rất nhiều cách để giải quyết những nhiệm vụ này. Một số trường đang tích hợp SEL vào lớp học, trong khi các chương trình khác diễn ra sau giờ học và vào cuối tuần.

Các chương trình SEL cung cấp nguồn tài nguyên lớp học kỹ thuật số, khuyến khích giáo viên và cố vấn trường học sử dụng từ viết tắt STEP: “Nói ra vấn đề; Nghĩ ra giải pháp; Khám phá kết quả; Chọn giải pháp”.

Một tổ chức khác, Preventing Long-term Anger and Aggression in Youth (PLAAY), đào tạo các cố vấn và giáo viên để truyền đạt kỹ năng SEL có khả năng làm giảm bạo lực, bao gồm cách nhận biết và ứng phó với cảm giác choáng ngợp.

Tiến sĩ Howard Stevenson, nhà tâm lý học lâm sàng và Giáo sư giáo dục tại Đại học Pennsylvania, đã phát triển PLAAY. Ông cho biết, phương pháp này sử dụng một từ viết tắt khác, CLCBE: Tính toán (nhận thấy cảm giác, thường là tức giận).

Bạo lực học đường: Hậu quả và cách phòng tránh

Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Bạo lực học đường được hiểu là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

Hiện tượng bạo lực không phải là hiện tượng mới, song thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra liên tục hơn và bộc lộ tính chất nguy hiểm, nghiêm trọng. Điều đáng lo ngại là lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẫn nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội,…

Theo số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT), trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Những số liệu đó là hồi chuông cảnh báo cho các gia đình, nhà trường và xã hội, cần quan tâm và có biện pháp thích hợp để đẩy lùi vấn nạn này.

* Các hình thức bạo lực học đường

Có nhiều hình thức bạo lực học đường xảy ra ở các nhóm đối tượng học sinh khác nhau, một số loại bạo lực học đường thường xảy ra như: Bạo lực về thể chất là hành vi dễ nhận thấy như đánh đập, bứt tóc, xô đẩy, xé quần áo, đổ đồ ăn lên người, trấn lột cướp đồ giữa học sinh với nhau. Bạo lực bằng lời nói là việc sử dụng những hành vi hoặc lời nói gây xúc phạm, gán ghép hoặc bôi nhọ, sỉ nhục, chế nhạo hoặc bắt người khác làm theo ý mình. Ngoài ra, còn có bạo lực tâm lý, bạo lực xã hội, bạo lực điện tử…

* Hậu quả của bạo lực học đường

Bạo lực học đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tinh thần của học sinh và cả bản thân các học sinh thực hiện hành vi bạo lực. Đối với sức khỏe thể chất sẽ gây ra những thương tích trên cơ thể, trường hợp nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Còn về tâm lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của học sinh, gây ra tâm lý sợ hãi, lo âu, bất an, uất ức và bị ám ảnh là những trạng thái phổ biến mà hầu hết các em học sinh bị bạo lực đã phải trải qua.

Nạn nhân của bạo lực học đường thường có những biểu hiện lầm lì, ít nói, mất tự tin, luôn ở trong trạng thái lo lắng, ngại tiếp xúc với mọi người, lo sợ khi đến trường, thậm chí phát sinh các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Đối với các em học sinh gây bạo lực cũng sẽ trở thành đối tượng bị thù hằn và bị ghét bởi các nạn nhân và các bạn cùng học, cùng với là nỗi lo lắng bị trả thù từ phía nạn nhân, gia đình và bạn bè của nạn nhân.

Ngoài ra còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập: Các em học sinh là nạn nhân của bạo lực thường có xu hướng không thể tập trung học, lo sợ khi đến lớp, dẫn đến việc kết quả học tập sa sút. Học sinh gây bạo lực cũng phải đối mặt với việc chịu kỷ luật của nhà trường (đình chỉ học tập tạm thời hoặc bị đuổi học), nghiêm trọng hơn là phải chịu sự truy tố của pháp luật.

* Các biện pháp phòng chống bạo lực học đường

Học sinh nên tích cực rèn luyện kĩ năng sống, học cách kiềm chế cảm xúc, ngoan ngoãn, lễ phép với ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo. Đồng thời, tích cực tham gia vào các hoạt động phong trào tình nguyện do nhà trường tổ chức và nghiêm chỉnh chấp hành nội quy trường lớp. Học sinh cũng cần phải nhận thức rõ các hành vi bạo lực, tránh xa bạo lực và nói không với bạo lực. Khi nhận thấy có hành vi bạo lực xảy ra phải kịp thời thông báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để can thiệp và xử lý kịp thời.

Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:

Nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục nên thường xuyên tổ chức các hoạt động mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân. Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực và có biện pháp hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân. Tăng cường các hoạt động truyền thông, phối hợp với gia đình và cơ quan, đoàn thể để phòng tránh bạo lực học đường.

Giáo viên cần chủ động quan tâm, theo dõi tình hình của các em học sinh trong lớp. Phối hợp với gia đình và nhà trường hỗ trợ kịp thời những khó khăn của học sinh. Đồng thời, có biện pháp can ngăn, giáo dục kịp thời đối với những trường hợp có nguy cơ dẫn đến bạo lực đường. Tích cực tổ chức các hoạt động tập thể nhằm tăng cường tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường, tạo môi trường học tập và giảng dạy lành mạnh.

Bố mẹ cần tạo ra môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.

https://moh.gov.vn/web/phong-chong-tai-nan-thuong-tich/thong-tin-tuyen-truyen-dao-tao/-/asset_publisher/y1HBDqztr86t/content/bao-luc-hoc-uong-nguyen-nhan-va-bien-phap-phong-tranh?inheritRedirect=false&ssp=1&darkschemeovr=1&setlang=vi-VN&safesearch=moderate

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố

Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành; làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các cơ sở giáo dục.

Bạo lực học đường chia làm dạng chính

Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói hoăc trêu đùa bằng những từ ngữ không phù hợp với lứa tuổi; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường để đe dọa hoăc ức hiếp.

Bộ Giáo dục Bang Queensland tuyên bố vào tháng 7 năm 2009 rằng mức độ gia tăng của bạo lực tại các trường học là "hoàn toàn không thể chấp nhận" và thừa nhận rằng đã không thực thi đầy đủ để chống lại hành vi bạo lực. Hơn 55.000 học sinh đã bị đình chỉ tại các trường của bang trong năm 2008, gần một phần ba trong số đó bởi "hành vi không đúng đắn về thể chất".[1]

Tại Nam Australia, 175 vụ tấn công bạo lực vào các học sinh hay giáo viên đã được ghi nhận trong năm 2009.[2]

Một nghiên cứu gần đây thấy rằng việc phải đối đầu với bạo lực của các giáo viên tại vùng nói tiếng Pháp của Bỉ là một yếu tố quan trọng trong những quyết định rời bỏ nghề giáo.[3]

Sau "nhiều báo cáo trong thập kỷ vừa qua về bạo lực trường học", Bộ Giáo dục đã đưa ra những quy định chặt chẽ hơn vào năm 2009 về hành vi của học sinh, gồm cả ăn mặc không thích hợp, say rượu, và mang điện thoại. Các giáo viên được trao các quyền lực mới để trừng phạt những học sinh không tuân lời.[4]

Năm 2000 Bộ Giáo dục Pháp tuyên bố rằng 39 trong 75.000 vụ bạo lực học đường là "bạo lực nghiêm trọng" và 300 là "có bạo lực ở một số mức độ nghiêm trọng".[5]

Một cuộc điều tra của Bộ Giáo dục cho thấy các học sinh tại các trường công có liên quan tới một số vụ bạo lực năm 2007—52.756 trường hợp, tăng khoảng 8.000 so với năm trước đó. Trong tới 7.000 vụ, các giáo viên là đối tượng bị tấn công.[6]

Năm 2006, sau một vụ tự sát của một cô gái sau khi bị quấy nhiễu tình dục tại trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Ba Lan, Roman Giertych, đã tung ra một cuộc cải cách trường học "không khoan dung".[7] Theo kế hoạch này, các giáo viên sẽ có vị thế pháp lý như các nhân viên dân sự, khiến việc thực hiện hành động bạo lực chống lại họ bị trừng phạt với những mức độ cao hơn. Hiệu trưởng sẽ, trên lý thuyết, có thể gửi những học sinh hung hãn tới thực hiện phục vụ cộng đồng và cha mẹ của các học sinh đó cũng có thể bị phạt. Các giáo viên không phản ánh các vụ bạo lực ở trường có thể phải đối mặt với một án tù.[8]

Cao uỷ Nhân quyền Nam Phi đã thấy rằng 40% trẻ em được phỏng vấn nói rằng chúng từng là các nạn nhân của tội phạm tại trường học. Hơn một phần năm số vụ tấn công tình dục vào trẻ em Nam Phi được phát hiện diễn ra tại trường học. Việc phải đương đầu với bạo lực gia đình, băng đảng và ma tuý để lại dấu ấn lâu dài trong tính cách của học sinh.[9]

Một cuộc điều tra của chính phủ năm 1989[10] thấy rằng 2% giáo viên thông báo từng phải đối mặt với sự gây hấn thể chất.[11] Năm 2007 một cuộc điều tra 6.000 giáo viên bởi công đoàn giáo viên NASUWT thấy rằng hơn 16% tuyên bố đã từng bị tấn công thể chất bởi các học sinh trong hai năm trước đó.[12] Theo các thống kê của cảnh sát thông qua một yêu cầu Tự do Thông tin, năm 2007 có hơn 7.000 trường hợp cảnh sát được gọi tới để giải quyết các vụ bạo lực trường học tại Anh.[13]

Tháng 4 năm 2009 một hiệp hội giáo viên khác, Hiệp hội Giáo viên và Giảng viên, đưa ra các chi tiết một cuộc điều tra với hơn 1.000 thành viên của mình với kết quả gần một phần tư trong số họ từng là đối tượng bạo lực thể chất của một học sinh.[14]

Tại Wales, một cuộc điều tra năm 2009 thấy rằng hai phần năm giáo viên thông báo đã từng bị tấn công trong lớp học. 49% từng bị đe doạ tấn công.[15]

Theo Trung tâm Thống kê Quốc gia về Giáo dục Mỹ, bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng.[16][17] Năm 2007, năm gần nhất có dữ liệu tổng thể, một cuộc điều tra toàn quốc,[18] được tiến hành hai năm một lần bởi Các Trung tâm Ngăn chặn và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) và có những mẫu đại diện của các học sinh trung học Hoa Kỳ, thấy rằng 5.9% học sinh mang theo một loại vũ khí (như súng, dao, vân vân) vào trường học trong 30 ngày trước thời điểm điều tra. Tỷ lệ này ở nam lớn gấp ba lần nữ. Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 7.8% học sinh trung học được thông báo đã bị đe doạ hay bị thương tích bởi một vũ khí trong trường học ít nhất một lần, với tỷ lệ cao trong nam lớn gấp hai lần nữ. Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 12.4% học sinh từng tham gia vào một vụ đánh nhau tại trường ít nhất một lần. Tỷ lệ nam cũng cao gấp hai lần nữ. Trong 30 ngày trước cuộc điều tra, 5.5% học sinh được thông báo bởi họ không cảm thấy an toàn, họ đã không tới trường ít nhất một ngày. Các tỷ lệ này ở nam và nữ xấp xỉ bằng nhau.

Dữ liệu mới nhất của Mỹ[19] về tội phạm bạo lực trong đó các giáo viên là mục tiêu cho thấy 7% (10% tại các trường đô thị) giáo viên năm 2003 là đối tượng bị đe doạ bởi học sinh. 5% giáo viên tại các trường đô thị bị tấn công thể chất, với những tỷ lệ thấp hơn tại các trường ngoại ô và nông thôn. Các thành viên khác trong trường cũng có nguy cơ bị tấn công bạo lực, với các lái xe buýt trường học là những người rất dễ bị nguy cơ.[20]

Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, Tính đến tháng 11/2023 cả nước đã có 699 vụ bạo lực học đường với hơn 2.000 học sinh tham gia đánh nhau.[21] Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau ... Bạo lực học đường đã trở thành mối lo ngại rất lớn của nhiều gia đình , các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội vì nó để lại hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.

Có một sự phân biệt giữa cách cư xử nội tâm và biểu lộ. Những cách cư xử nội tâm phản ánh sự rút lui, ức chế, lo lắng, và/hay chán nản. Cư xử nội tâm đã được tìm thấy trong một số trường hợp bạo lực thanh niên dù với một số thanh niên, chán nản đi liền với sự lạm dụng liên tục. Bởi chúng hiếm khi bộc lộ ra ngoài, các học sinh với các vấn đề nội tâm thường không được các nhân viên trong trường chú ý.[22] Những cách cư xử biểu lộ phản ánh các hành động lầm lỗi, gây hấn, và hiếu động thái quá. Không giống như những cách cư xử nội tâm, những cách cư xử biểu lộ gồm, hay liên kết trực tiếp với, các giai đoạn bạo lực. Những cách cư xử bạo lực như đấm và đá thường được học khi quan sát những người khác.[23][24] Các hành động biểu lộ diễn ra cả bên trong và bên ngoài trường học.[22]

Một số yếu tố cá nhân khác gắn liền với những mức độ gây hấn cao. Những em bắt đầu sớm thường có những hành động tồi hơn những trẻ em có những hành động chống xã hội muộn hơn.[25] IQ thấp cũng liên quan tới những mức độ hung hăng cao hơn.[26][27][28] Các phát hiện khác cho thấy ở trẻ nam các khả năng khó vận động ban đầu, những khó khăn khi chú ý, và các vấn đề về đọc thường dự đoán một hành vi chống xã hội về sau.[29]

Môi trường gia đình được cho là có đóng góp vào bạo lực học đường. Quỹ Quyền Hiến pháp cho rằng việc phải đối mặt trong thời gian dài với bạo lực súng, tình trạng nghiện rượu của cha mẹ, bạo lực gia đình, lạm dụng thể chất trẻ em, và lạm dụng tình dục trẻ em dạy cho trẻ rằng các hành động bạo lực là có thể chấp nhận.[30] Kỷ luật thô bạo của cha mẹ đi liền với những mức độ hung hăng cao hơn ở thanh niên.[31] Có một số bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc với bạo lực trên vô tuyến[32][33] và, ở một mức độ nhỏ hơn, các trò chơi bạo lực[34] liên quan tới sự gia tăng tính hung hãn ở trẻ em, và sự hung hăng này lại có thể được đưa vào trường học.

Straus viện dẫn bằng chứng cho quan điểm rằng việc đối mặt với trừng phạt thân thể làm gia tăng nguy cơ hành động hung hãn ở trẻ em và trẻ vị thành niên.[35] Các phát hiện của Straus đã bị Larzelere[36] và Baumrind nghi ngờ.[37][38] Tuy nhiên, việc phân tích nhiều tác phẩm văn học về trừng phạt thân thể, cho thấy trừng phạt thân thể liên quan tới những hành vi tồi hơn ở trẻ em và thanh niên.[39] Những nghiên cứu phương pháp luận hợp lý nhất cho thấy "có những sự liên quan rõ ràng, ở một số mức độ giữa sự trừng phạt thể xác của cha mẹ và sự hung hãn của trẻ em."[40]

Mô hình tương tác xã hội của Gerald Patterson. liên quan tới sự áp đặt của người mẹ và phản ứng ngược của trẻ em với những cách cư xử cưỡng bức, cũng giải thích sự phát triển của hành vi hung hãn ở trẻ nhỏ.[41][42] Trong bối cảnh này, những hành vi cưỡng bức gồm những hành vi thường bị trừng phạt (ví dụ, khóc lóc, la hét, đánh đấm vân vân). Các môi trường gia đình có lạm dụng có thể hạn chế các kỹ năng nhận thức xã hội cần thiết, ví dụ, để hiểu những ý định của người khác.[30][43] Bằng chứng dài hạn phù hợp với quan điểm rằng việc thiếu các kỹ năng nhận thức xã hội giải thích sự liên quan giữa kỷ luật khắc nghiệt của cha mẹ và hành vi hung hãn ở nhà trẻ.[44] Nghiên cứu dài hạn với cùng những trẻ em đó cho thấy những hiệu ứng giải thích một phần kéo dài cho tới tận lớp ba hay lớp bốn.[43] Lý thuyết kiểm soát của Hirschi (1969) đưa ra quan điểm rằng những trẻ em với những mối quan hệ không chặt chẽ với cha mẹ gặp nhiều nguy cơ tham gia vào hoạt động lầm lỗi và bạo lực ở trong và ngoài trường học hơn.[45] Dữ liệu nghiên cứu đan xen của Hirschi từ các sinh viên trung học bắc California phần lớn thích hợp với quan điểm này.[45] Những phát hiện từ case-control và những cuộc nghiên cứu theo chiều dọc[46][47] cũng thích hợp với quan điểm này.[31]

Môi trường lân cận và cộng đồng cũng tạo bối cảnh cho bạo lực học đường. Các cộng đồng có tỷ lệ tội phạm và sử dụng ma tuý cao dạy thanh niên những hành động cư xử bạo lực và chúng lại được mang vào trường học.[30][48][49] Tình trạng nhà cửa tồi tạn bên cạnh trường học đã được phát hiện gắn liền với bạo lực học đường.[50] Việc tấn công giáo viên dường như hay xảy ra hơn tại các trường ở gần kề các khu vực có tỷ lệ tội phạm cao.[51] Việc tiếp xúc với những người bạn hư hỏng là một yếu tố nguy cơ cho những mức độ hung hãn cao.[24][28] Nghiên cứu đã cho thấy rằng nghèo khổ và mật độ dân số cao gắn liền với những tỷ lệ bạo lực học đướng cao.[48] Những cuộc nghiên cứu theo chiều dọc dài hạn cho thấy trẻ em phải tiếp xúc với bạo lực cộng đồng,[52] gồm cả bạo lực súng,[53] trong những năm tiểu học được các bạn học và giáo viên thông báo có nguy cơ cao về hung hãn trong những năm cuối cấp. Các băng đảng trong khu vực cũng được cho là góp phần tạo ra các môi trường học đường nguy hiểm. Các băng đảng sử dụng môi trường xã hội của trường học để tuyển mộ các thành viên và tương tác với các nhóm đối địch, với việc bạo lực băng đảng được đưa từ bên ngoài vào trong trường học.[54]

Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự liên quan giữa môi trường trường học với bạo lực học đường.[50][55] Những vụ tấn công giáo viên gắn liền với những nơi có tỷ lệ nam sinh cao, và một tỷ lệ cao học sinh nhận bữa trưa miễn phí hay giảm giá (một dấu hiệu của nghèo khổ).[51] Nói chung, một cộng đồng nam sinh đông, ở cấp học càng cao, một lịch sử các vấn đề vô kỷ luật cao, tỷ lệ học sinh trên giáo viên cao, và một địa điểm đô thị liên quan tới bạo lực trong các trường học.[50][56] Trong học sinh, thành tích học tập liên quan nghịch đảo với hành động chống xã hội.[17][26] Cuộc nghiên cứu của Hirschi[45] và những người khác,[31][46][47] đã được nêu ra ở đoạn trên về môi trường gia đình, cũng thích hợp với quan điểm rằng sự thiếu gắn kết với trường học đi liền với sự gia tăng nguy cơ hành vi chống xã hội.

Năm 2005 trên một chiếc xe buýt trường học tại Hạt Montgomery, Maryland, một cô bé 11 tuổi đã bị tấn công bởi một nhóm học sinh, những kẻ nhét mạnh một vật vào người cô bé.[57] Mẹ của cô bé, chứ không phải trường học, đã gọi cảnh sát, dù một nhân viên của trường đã thông báo tới bà mẹ (các học sinh không bị kết tội tấn công tình dục bởi cảnh sát thực hiện kém công việc hành chính). Năm 2008, Trường học Quận Baltimore đã không thể can thiệp một hành vi bạo lực được thực hiện chống lại một giáo viên. Một học sinh đã quay lại cảnh một người bạn của mình tấn công giáo viên nghệ thuật. Các nhân viên trong trường bỏ qua vấn đề cho tới khi đoạn video được tung lên MySpace.[58] Một số trường hợp bạo lực học đường không thu hút được sự quan tâm của chính quyền bởi các giáo viên trong trường không muốn trường mình bị coi là "không an toàn" theo Đạo luật No Child Left Behind (NCLB). Dù có hay không có NCLB, tại Hoa Kỳ, đã có một lịch sử ít thông báo các vụ việc bạo lực xảy ra trong trường học.[59]

Các vụ nổ súng trong trường học là các hình thức hiếm và không thường xuyên của bạo lực học đường. Các vụ nổ súng trong trường học chiếm chưa tới 1% các vụ bạo lực tội phạm trong các trường công, với mức trung bình 16.5 người chết mỗi năm trong giai đoạn 2001-2008.[17] Một số nhà bình luận cho rằng việc đưa tin của truyền thông khuyến khích bạo lực học đường,[60] dù một cách giải thích thường thấy là việc đưa tin chỉ tuân theo các sự kiện đang diễn ra. Ngày 16 tháng 4 năm 2007, Seung-Hui Cho giết 32 người tại Virginia Tech trước khi tự sát.[61] Có lẽ bởi việc truyền thông đưa tin quá nhiều về thảm kịch tại Virginia Tech, nhiều học sinh trên khắp Hoa Kỳ đã thực hiện các vụ tấn công bạo lực hay đe doạ làm như vậy tại trường học. Mặt khác, báo chí dường như phải nhận trách nhiệm nếu họ không đưa tin về những lời đe doạ nghiêm trọng tới sự an toàn công cộng như vụ Virginia Tech và các vụ thảm sát Columbine.

Mục tiêu của các chiến lược ngăn chặn và can thiệp là không để bạo lực học đường xảy ra. Theo CDC, ít nhất có bốn mức độ mà các chương trình ngăn chặn bạo lực có thể hành động: xã hội nói chung, cộng đồng trường học, gia đình, và cá nhân.[62]

Học sinh một trường trung học tại Nhật Bản thảo luận về nạn Ijime với câu hỏi “tôi nên làm gì?” khi làm người ngoài cuộc - Ảnh: hirachu.blogspot.com

Sau vụ 5 học sinh nữ lớp 9 lột quần áo và đánh bạn, quay clip tung lên mạng, người lớn tranh nhau đổ lỗi cho nền giáo dục, cho Bộ GD-ĐT, cho nhà trường và cho thầy cô giáo hay cho chính cha mẹ các em.

Có nhiều bài viết đưa ra quan điểm dạy các em những cách để tránh bị bắt nạt hoặc khi bị bắt nạt thì nên làm gì, hay là đừng ngoan quá hiền quá...

Nhưng đổ lỗi cho bất cứ ai cũng không phải là cách giải quyết vấn đề. Và nếu chúng ta không đi vào tìm hiểu phần gốc mà chỉ đưa ra những giải pháp cho phần ngọn thì câu chuyện sẽ còn lặp lại trong tương lai gần.

Tôi xin chia sẻ một góc nhìn khác từ nước Nhật thông qua câu chuyện bắt nạt học đường này.

Với xã hội Nhật, chuyện bắt nạt học đường (Ijime) không phải là điều gì đó mới mẻ xa lạ. Theo thống kê của Bộ Giáo dục Nhật, suốt từ năm 1985 đến 2005, mỗi năm đều có mấy chục ngàn vụ Ijime trải dài cả ba cấp học mà tỉ lệ nhiều nhất là THCS, đến tiểu học và ít nhất ở bậc THPT.

Tôi còn nhớ cách đây 14 năm khi tôi bắt đầu sang Nhật học, lúc đó tôi đã được chứng kiến rất nhiều vụ Ijime được đưa lên tivi, rồi cả những buổi tọa đàm của các chuyên gia tâm lý, các nhà giáo dục và sự tham gia của chính các em học sinh về vấn đề này trên truyền hình.

Và cho đến bây giờ, bắt nạt học đường vẫn đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội Nhật, họ đang phải sống chung cùng với nó.

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bắt nạt học đường được ẩn chứa trong 3 tác nhân đã tác động qua lại với nhau suốt một thời gian dài: hệ thống giáo dục, tác động của xã hội và chính bản thân đứa trẻ.

Nguyên nhân lớn nhất các nhà giáo dục đưa ra đó là ngày nay trẻ con phải chịu áp lực quá nhiều do hệ thống giáo dục quá coi trọng thành tích và đặt nặng kiến thức.

Trường học chỉ là nơi dạy kiến thức mà không phải là nơi giúp trẻ phát triển những kỹ năng và năng khiếu khác đã khiến những đứa trẻ có thành tích học kém hơn, thua thiệt hơn trong cuộc chạy đua điểm số cảm thấy bất mãn, thất vọng. Và chúng muốn tìm một cái gì đó, một đối tượng nào đó để xả những uẩn ức, bất mãn trong lòng.

Bên cạnh đó thì chất lượng và nhân cách của giáo viên đi xuống, sự yếu kém trong việc chỉ đạo, định hướng cho học sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường xảy ra nhiều hơn.

Bắt nạt học đường không chỉ đến từ nguyên nhân bên trong trường học hay hệ thống giáo dục, mà nó chịu tác động rất lớn từ các vấn đề xã hội trong thời đại đó.

Sự lên ngôi của chủ nghĩa "mạnh thì sống, yếu thì chết", những kẻ yếu kém sẽ bị xã hội bỏ lại sau lưng đã tạo ra một môi trường giáo dục mà ở đó trẻ không học được cách chia sẻ, quan tâm đến những người yếu hơn mình.

Và hậu quả là trẻ không có cơ hội được học cách quan tâm đến người yếu thế hơn. Khi bản thân rơi vào tình trạng stress do học hành hay vì những lý do về tâm sinh lý lứa tuổi, trẻ tìm đến việc bạo hành một ai đó để thoát khỏi trạng thái tâm lý bất mãn của bản thân.

Tác nhân gia đình và chính tâm lý của trẻ

Những học sinh bị bắt nạt thường là những trẻ yếu đuối về mặt tâm lý, thiếu những kỹ năng giao tiếp, tự bảo vệ, hoặc có vẻ ngoài khác biệt với các bạn khác trong lớp...

Còn những học sinh thích đi bắt nạt người khác thường có xu hướng tâm lý là thích gây gổ và dùng bạo lực, tính kiềm chế cơn nóng giận kém, thiếu sự cảm thông với người khác, không chịu đựng được hoặc không chấp nhận được sự khác biệt của bạn mình...

Một thành phần thứ ba là những học sinh trung gian, những người ngoài cuộc chứng kiến hành vi bắt nạt đó nhưng không dám lên tiếng, bàng quan đứng nhìn.

Những vấn đề tâm lý của trẻ sẽ liên quan trực tiếp đến môi trường giáo dục trong gia đình và hệ thống giáo dục nhà trường. Cuộc sống hiện đại đã khiến cha mẹ phải quay cuồng với công việc mưu sinh, họ không còn thời gian để quan tâm, trò chuyện và nâng đỡ tâm hồn cho con, không còn thời gian để chỉ dạy cho con trẻ cần phải làm như thế nào trong cuộc sống.

Nhiều người không muốn con mình rơi vào rắc rối nên khuyên con tránh xa, vô cảm với mọi thứ.

Nhìn từ câu chuyện xảy ra ở Trường THCS Phù Ủng (Hưng Yên), chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng em Y. là một học sinh hiền lành, ít nói trong lớp. Cả em Y. và em T., người cầm đầu nhóm bắt nạt, cũng là những trẻ phải sống xa cha mẹ.

Chính sự thiếu quan tâm và sát sao hằng ngày của cha mẹ là một phần khiến em thiếu đi điểm tựa để nâng đỡ mình khi mình có những bất ổn về tâm sinh lý. Độ tuổi dễ xảy ra bắt nạt học đường nhất rơi vào THCS, bởi đó là độ tuổi mà tâm sinh lý các em mong manh, dễ bị lung lay nhất.

Giải quyết nạn bắt nạt học đường rất cần sự chung tay của cả cộng đồng: đừng biến xã hội thành một xã hội vô cảm, cha mẹ đừng dạy con cái sống vô cảm chỉ biết đến mỗi bản thân mình. Hãy dũng cảm đứng về lẽ phải và chính nghĩa. Đừng chỉ đổ lỗi cho bất cứ một ai, một cơ quan nào. Vì mỗi người trong chúng ta đều đã và đang góp phần tạo nên một xã hội hiện tại, và những vụ bạo lực học đường vừa qua chính là hậu quả tất yếu của nhiều nguyên nhân đã có từ trước.

Ijime chưa dừng lại vì sự bàng quan

Một bộ phim phát hành dành cho học sinh trung học với tựa đề Can đảm bước lên một bước để ngăn chặn Ijime - Ảnh: toei.co.jp

Mặc dù các trường học ở Nhật đã cải thiện môi trường để có thể phát hiện ra tình trạng Ijime một cách nhanh nhất, giáo viên kịp thời can thiệp sớm nhất nhưng tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn.

Một nguyên nhân lớn khiến tình trạng Ijime không thể chấm dứt ở Nhật đó là vì tỉ lệ những học sinh bàng quan khi nhìn thấy bạn bè bị bắt nạt càng nhiều, và những học sinh dám dũng cảm đứng lên bênh vực, can thiệp hoặc báo sự việc với giáo viên ngày càng ít đi.

Các em học sinh luôn sợ hãi mình sẽ bị trở thành nạn nhân tiếp theo của việc bắt nạt nếu như mình đi tố giác với thầy cô. Những em bị bắt nạt thì không dám nói với giáo viên vì sợ sẽ càng bị bắt nạt nặng thêm, không dám nói với cha mẹ vì lo sợ cha mẹ phiền lòng.

Bài học từ nước Nhật có lẽ cũng chính là bài học mà chúng ta cần nhìn nhận và rút ra. Để giải quyết tận gốc vấn đề này, chúng ta phải đi vào giải quyết vấn đề hành vi và tâm lý của học sinh, xác nhận lại vai trò của người lớn chúng ta nằm ở đâu.

1 Nếu các trường học không chỉ là nơi nhồi nhét kiến thức cả sáng lẫn chiều, mà còn là nơi để xây dựng những kỹ năng mềm, giúp phát huy những thế mạnh khác của trẻ bằng những hoạt động ngoại khóa, những hoạt động tập thể nâng cao tinh thần đồng đội, chia sẻ với nhau thì trẻ sẽ không còn cảm giác bị yếu kém, thua thiệt.

Đừng chỉ cho những học sinh giỏi ở trong lớp dự giờ, còn học sinh yếu phải ở nhà. Đừng chỉ khen thưởng những học sinh đạt thành tích học tập xuất sắc mà phê bình những học sinh bị điểm kém trước toàn trường.

2 Nếu ở gia đình cha mẹ không đặt nặng thành tích học tập của con, dành thời gian trò chuyện và quan tâm đến con nhiều hơn thì chắc chắn sẽ nhìn nhận ra những thay đổi tâm lý của con để hỗ trợ kịp thời.

Nếu cha mẹ đừng để con ngồi suốt ngày dán mắt vào màn hình máy tính xem những video bạo lực đánh đấm từ khi còn mẫu giáo, ắt hẳn mầm mống hành vi bạo lực sẽ không có cơ hội nảy lên.

3 Nếu xã hội, hay báo chí đừng chỉ tung hô những giá trị vật chất, đừng bỏ lại những người yếu thế hơn ở sau lưng, đừng giẫm đạp lên nhau để sống một cách bất chấp.

4 Nếu phim ảnh đừng chỉ có những bộ phim đầy tính bạo lực, giang hồ nhưng lại chiếu vào khung giờ vàng thì có lẽ trẻ con cũng không bị ảnh hưởng bởi các hình ảnh như thế.

Tác giả Nguyễn Thị Thu, tiến sĩ môi trường ĐH Tsukuba, Nhật Bản; từng học tập và sinh sống hơn 11 năm tại Nhật Bản; tác giả cuốn sách Kỷ luật mềm của trái tim; dịch giả sách giáo dục, truyện ehon Nhật Bản.

Khi số vụ bạo lực tăng 3-4 lần, trường học Mỹ không đủ nguồn lực để áp dụng "kỷ luật mềm" nhưng lại vấp phải chỉ trích nếu đình chỉ học sinh.

Trong năm 2022, các trường học Mỹ sẽ gặp hàng loạt khó khăn: thiếu giáo viên, bất đồng về việc đeo khẩu trang, ám ảnh về dịch bệnh và tranh cãi về cách ly. Ngoài ra, các nhà quản lý còn đối mặt với nhiều câu hỏi khó về việc kỷ luật học sinh, khi tình trạng bạo lực học đường liên tục gia tăng.

Crystal Thorpe, hiệu trưởng THCS Fishers ở ngoại ô Indianapolis, cho biết số vụ đánh nhau ở Fishers trong chín tuần đầu tiên sau khi mở cửa nhiều hơn 3-4 năm trước cộng lại. Cuối tháng 10, số vụ đánh nhau là bảy, trong khi cùng kỳ ba năm trước không ghi nhận trường hợp nào. Thậm chí, hai nữ sinh vốn là bạn bè đã tát nhau chỉ vì tranh giành khoai tây chiên. "Học sinh của tôi gặp khó khăn trong việc trở lại trường học trực tiếp", bà nói.

Theo Thorpe, học sinh lớp 7 và 8 không chỉ vật lộn với hậu quả và sự mất mát do đại dịch để lại, mà còn thiếu hụt giao tiếp xã hội vào thời điểm quan trọng của quá trình phát triển. Các em trở lại trường và thiếu kỹ năng quản lý xung đột, điều mà trước đây học sinh thường được rèn luyện thông qua giao tiếp với bạn bè.

Hiện, Mỹ chưa có dữ liệu quốc gia về số lượng học sinh bị đình chỉ và đuổi học trong năm 2021-2022. Tuy nhiên, tờ NBC News đã lấy số liệu từ 20 học khu lớn nhất cả nước và 10 trường khác để đưa ra thống kê ban đầu.

Hai học khu Palm Beach (Florida) và Wake County (North Carolina) đình chỉ nhiều học sinh hơn so với năm 2019, số khác cho biết con số của họ giảm hoặc giữ nguyên. Học khu Dallas Independent giảm 80% các hình phạt từ năm 2019 bằng cách nới lỏng quy định để thích ứng với đại dịch và vấn đề bất bình đẳng chủng tộc. Học sinh vi phạm sẽ bị gửi đến "trung tâm cải tạo" thay vì đình chỉ học.

Một số người ủng hộ quyền công dân của học sinh bày tỏ lo ngại về vấn đề kỷ luật. Những người này nhận thấy tình trạng nhiều học sinh bị phạt nặng, trong khi chỉ mắc lỗi nhỏ như sử dụng thuốc lá điện tử.

Advocates for Children of New York, tổ chức giúp đỡ các học sinh đang đối mặt với các hình thức kỷ luật, đã báo cáo 47 cuộc gọi phản ánh tình trạng kỷ luật học sinh, tăng gần 50% so với cùng kỳ 2019. Giám đốc Trung tâm ủng hộ học sinh Michigan, cho biết nhận được 51 cuộc gọi báo cáo các vụ đình chị học kéo dài hoặc đuổi học, tăng 23 so với hai năm trước.

Các nghiên cứu cho thấy, khi bị kỷ luật, nhiều học sinh, đặc biệt là nhóm yếu thế như da đen và khuyết tật, thường bỏ học hoặc sa vào tệ nạn xã hội. Các nhà ủng hộ quyền lợi học sinh kêu gọi trường học nói chuyện với các em, những người đã bị gián đoạn học tập nhiều tuần, tháng vì đại dịch, thay vì trừng phạt.

Andrew Hairston, giám đốc một tổ chức giáo dục dân quyền ở Texas Appleseed, khẳng định các trường phải bao dung hơn bao giờ hết để trao cơ hội cho những đứa trẻ đã trải qua gần hai năm đại dịch, từ tháng 3/2020. "Đây là giai đoạn đầy hiểm họa với người trẻ. Nếu các trường vẫn áp dụng những biện pháp không khoan nhượng như 70 năm qua, chúng ta sẽ thất bại", Andrew nói.

Ronn Nozoe, Giám đốc điều hành của Hiệp hội hiệu trưởng THCS tại Mỹ, đã được báo cáo về tỷ lệ đánh nhau, sử dụng ma túy và các vấn đề vi phạm kỷ luật khác cao hơn bình thường. Ronn cho hay, các hiệu trưởng không muốn đình chỉ hoặc đuổi học học sinh, nhưng thiếu nguồn lực để giải quyết nguồn cơn cảm xúc của các em, đồng thời phải giữ an toàn cho trường học.

"Nhà em không có chỗ để ở/ Bố mẹ em mất việc/ Chú em mới qua đời/ Em không có hy vọng... là những vấn đề mà học sinh và cả nhà trường không thể giải quyết trong 30 phút trò chuyện với tư vấn viên. Chúng rất nan giải và trường học không phải lúc nào cũng can thiệp được", Nozoe nói.

Stephen Paterson, hiệu trưởng THCS Khu vực Kearsarge ở North Sutton, New Hampshire, đã tạo ra "trung tâm cải tạo" trong hai tuần đầu tiên của năm học để giúp học sinh hòa nhập khi đến trường. "Chúng tôi phải dạy lại bọn trẻ cách đi học", ông nói.

Trường của ông cũng sử dụng "các phương pháp phục hồi" để đối phó với hành vi sai trái của học sinh, tập trung dạy trẻ về hậu quả từ hành động của chúng hơn là đưa ra hình thức trừng phạt. Stephen cho hay, nhờ áp dụng những cách này, ông chưa thấy sự gia tăng đột biến về các vi phạm.

Tuy nhiên, các nhà giáo dục lưu ý, một số trường không đủ nhân viên y tế, kỹ thuật hoặc nguồn lực để tạo ra "kỷ luật mềm". Thiếu hụt nhân sự cũng khiến công tác giám sát hành lang và hỗ trợ học sinh khuyết tật gặp khó khăn.

Ruth Idakula, Giám đốc chương trình Phẩm giá học đường, cho biết giáo viên, nhân viên đều mệt mỏi trước những khiếu nại, phàn nàn của phụ huynh về việc kỷ luật. Trong khi đó, họ lại phải chịu áp lực về việc cần phản ứng nhanh chóng, dứt khoát với các vấn đề an toàn, đặc biệt là sau vụ xả súng diễn ra ở Oxford, Michigan vào 30/11. Thủ phạm, một nam sinh 15 tuổi, đã liên tục thể hiện những hành vi bất thường nhưng không bị đình chỉ học; khiến cậu sau đó gây ra vụ xả súng giết bốn bạn cùng lớp.

Giám đốc học khu Oxford, Tim Throne, đã quyết định để nam sinh này trở lại trường, bất chấp lo ngại từ giáo viên, phụ huynh. "Các cố vấn của trường đưa ra quyết định dựa trên quá trình đào tạo chuyên môn và kinh nghiệm của họ. Cậu bé không có tiền sử vi phạm kỷ luật và vẫn giữ được bình tĩnh", Throne cho hay.

Có quan điểm khác với Throne, Crystal Thorpe, hiệu trưởng THCS Fishers, lại cho rằng xả súng ở trường học là tình huống cực đoan. Dù khó khăn, các nhà quản lý phải đưa ra quyết định nhằm giữ an toàn cho trường học, trong đó có cả đình chỉ học sinh.

"Cho các em về nhà có phải biện pháp giám sát tốt nhất không? Không, bởi nhiều học sinh nghĩ rằng việc này như phần thưởng, một cơ hội để chơi game. Nhưng giữ học sinh ở trường trong trạng thái kích động cũng không phải lực chọn tốt", hiệu trưởng trường Fishers nói.

Con số này tăng 2% so với năm 2022, đánh dấu mức cao kỷ lục trong 10 năm.

Trong khảo sát, 4,6% học sinh tiểu học cho biết các em từng bị bạo lực học đường. Con số này ở học sinh THCS và THPT lần lượt là 1,6% và 0,4%.

Hình thức bạo lực học đường phổ biến nhất là lạm dụng bằng lời nói với tỷ lệ đạt 37,7%. Theo sau là lạm dụng thể chất và bắt nạt từ một nhóm với tỷ lệ lần lượt là 18,1% và 15,3%. Khoảng 68,8% vụ bạo lực xảy ra trong khuôn viên trường học và 29,4% vụ việc xảy ra trong lớp học.

Các quan chức nghi ngờ sự gia tăng bạo lực học đường là do các lớp học trực tuyến. Trong dịch Covid-19, học sinh ít giao lưu với bạn bè nên khi trở lại trường, các em gặp khó khăn trong việc giải quyết xung đột và các hình thái bạo lực xuất hiện nhiều hơn. Do học sinh đã có kinh nghiệm sử dụng Internet nên tình trạng bạo lực lan rộng trên mạng xã hội.

Luật pháp Hàn Quốc định nghĩa bạo lực học đường là những hành động chống lại học sinh trong hoặc ngoài trường học như thương tích về thể chất hoặc tinh thần, hư hỏng tài sản, đe dọa, bạo lực tình dục, phỉ báng, tống tiền, ép buộc, bắt nạt trực tuyến hoặc trực tiếp.

GD&TĐ - Giáo dục cảm xúc - xã hội (SEL) được coi là một trong những yếu tố giúp hạn chế tình trạng bạo lực học đường.

Thành tích học tập chỉ là một khía cạnh của nền giáo dục thành công. Trẻ em cũng phải học các kỹ năng cảm xúc - xã hội để phát triển, quản lý cảm xúc, đặt mục tiêu, thể hiện sự đồng cảm, xây dựng mối quan hệ và đưa ra quyết định.

Giáo dục cảm xúc - xã hội (SEL) được coi là một trong những yếu tố giúp hạn chế tình trạng bạo lực học đường.