Cây Măng Cụt Ra Hoa Tháng Máy

Cây Măng Cụt Ra Hoa Tháng Máy

Măng Cụt được xem là Nữ Hoàng của Cây Ăn Trái nhiệt đới và được rất nhiều người ưa chuộng bởi lẽ dáng trái đẹp và chứa nhiều chất bổ dưỡng. Cây được trồng nhiều ở Thái Lan, Mã lai, Philippines, Indonêsia và Việt nam.

Măng Cụt được xem là Nữ Hoàng của Cây Ăn Trái nhiệt đới và được rất nhiều người ưa chuộng bởi lẽ dáng trái đẹp và chứa nhiều chất bổ dưỡng. Cây được trồng nhiều ở Thái Lan, Mã lai, Philippines, Indonêsia và Việt nam.

III: Hướng dẫn mua hàng và vận chuyển:

-Phương thức thanh toán tiền mua cây giống

Thanh toán bằng tiền mặt: trực tiếp tại văn phòng, vườn ươm, Bưu điện.

hoặc Thanh toán qua tài khoản: Nguyễn Văn Nhất – stk: 3120 2058 84962 tại Ngân hàng NN& PTNT – AGRIBANK chi nhánh gia lâm , HàNội .

(khi gửi khách hàng lưu ý điền số điện thoại vào mục nội dung chuyển tiền)

Nếu khách hàng ở xa, chúng tôi có kèm dịch vụ vận chuyển như sau:

–    Chi phí vận chuyển cây ra bến xe mỹ đình + 150.000đ cước vận chuyển.

–    Chi phí vận chuyển cây ra bến xe nước ngầm, giáp bát,Gia lâm + 100.000đ cước vận chuyển.

(Khách hàng ở xa mua cây giống các loại nên cung cấp cho đơn vị số điện thoại của nhà xe khách chạy qua địa điểm gần nơi khách hàng nhất (nếu có) để đơn vị gửi cây, thuận lợi cho người nhận và đảm bảo tốt cho cây giống)

–  Đảm bảo chuẩn giống đúng chất lượng sản phẩm cung cấp.

–  Hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây và giới thiệu đầu ra cho sản phẩm sau thu hoạch.

Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.

Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG-  HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc: Khu 31ha, Ngõ 237, Đường Ngô Xuân Quảng, TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

HOTLINE  –  0981996880 // 0867446982

Email: [email protected]

Website chính: https://hocviennongnghiep.com

CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU

Tên khoa học: Garcinia mangostana

Nguồn gốc: từ Mã Lai, Nam Dương

Phân bố ở Việt Nam: phân bố rộng rãi ở các tỉnh Nam Bộ, đặc biệt là Lái Thiêu, Bình Dương.

II.Đặc điểm sinh thái của Cây Măng Cụt

Cây Măng Cụt dễ trồng, dễ chăm sóc được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Cây có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới. Măng Cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào.

Lượng mưa: Cây yêu cầu lượng mưa thấp nhất phải là 1270mm/năm. Cây Măng Cụt không thể sinh trưởng phát triển tốt ở vùng quá khô hay quá ẩm.

Nhiệt độ- ẩm độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển ở vào khoảng 25-35oC và ẩm độ không khí thấp nhất là 80%

I.Đặc điểm hình thái của Cây Măng Cụt

Măng Cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana, là một loài cây thuộc họ Bứa (Clusiaceae). Cây có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á nhiệt đới.

Thân, tán, lá: Măng Cụt là một loại cây to, có thể cao tới 20–25 m. Lá dày, dai, màu lục sẫm, hình thuôn dài

Hoa, quả, hạt: Hoa đực cụm 3-9 hoa có lá bắc. Hoa lưỡng tính có cuống có đốt. Quả hình cầu, to bằng quả cam trung bình, vỏ ngoài màu đỏ tím dày cứng, trong đỏ tươi như rượu vang, dày xốp, phía dưới có lá dài, phía đỉnh có đầu nhụy. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt thanh thanh và có mùi thơm thu hút. Trong quả có từ 6 đến 18 hạt, quanh hạt có áo hạt trắng, ăn ngọt thơm ngon.

Đặt điểm hình thái cây măng cụt

- Măng cụt là loại cây thân gỗ, phân nhiều cành nhánh, cây có chiều cao trung bình hơn 10m.

- Lá măng cụt cứng và dày, mặt trên của lá bóng, màu xanh sẫm, còn mặt dưới của lá thì màu xanh nhạt hơn.

- Hoa lưỡng tính, có màu trắng hoặc hồng nhạt rất đẹp, cụm hoa đực có từ 3-9 hoa có lá bắc.

- Quả măng cụt có dạng hình cầu trong. Khi non vỏ quả có màu xanh đọt chuối, khi già gần chín thì vỏ quả chuyển màu hơi tím và có những đốm nhỏ tím hồng. Khi quả chín hẳn thì vỏ sẽ chuyển dần sang màu đỏ tím. Trong quả có từ 6 đến 18 hạt, ăn rất thơm và ngọt. Phía cuống vẫn còn 4 đài hoa.

Cây có thể sinh trưởng và phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là nên trồng cây ở những nơi đất sét giàu dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt và gần nguồn nước.

Cần cung cấp một lượng nước vừa đủ làm ẩm đất để cây có thể phát triển tốt nhất. Nếu thiếu nước cây sẽ chậm lớn. Đặc biệt giai đoạn sau khi cây trổ hoa, đậu trái, nếu thiếu nước trái măng cụt nhỏ và kém chất lượng.

Nhiệt độ thích hợp để măng cụt phát triển là ở vào khoảng 25-35oC, nhiệt độ thấp hơn 20oC cây sẽ phát triển chậm, ẩm độ không khí thấp nhất là 80%.

Tùy vào độ tuổi của cây, đường kính tán và tình trạng sức khỏe mà bạn cần bón phân cho đúng và đủ liều lượng.

Với trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công và cung cấp cây cảnh, chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn được chủng loại cũng như cách chăm sóc cây sao cho phù hợp với từng không gian nhà bạn.

Hãy tin tưởng và lựa chọn chúng tôi bởi chúng tôi luôn không ngừng cập nhật những giống cây mới - đẹp - lạ về cho quý khách hàng.

Mọi thông tin chi tiết về Cây Măng Cụt | Đặc Điểm Cây Măng Cụt, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

MỌI THÔNG TIN LIÊN HỆ PHUONG TRUNG GREEN

Hotline:  0946 495 445 - 0974 222 759

Địa chỉ: 249 Nguyễn Văn Tăng, Long Thạnh Mỹ, Quận 9,Tp.HCM

Website: https://baoduongcayxanh.com/

093 630 3179 - 093 630 3179 - 093 630 3179

Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại

KHPTO - Măng cụt là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, thích hợp nhiều vùng đất từ đồng bằng sông Cửu Long đến Tây Nguyên. Chăm sóc cây măng cụt không quá khó, vấn đề gặp phải ở cây măng cụt là cây hai bỏ vụ (cho trái cách năm), trái thu hoạch cuối mùa hay bị mủ và sượng, mất phẩm chất. Vì vậy, ngoài việc chăm sóc để cây măng cụt khỏe mạnh, thì chăm sóc để cây cho trái hàng năm, trái đạt chất lượng rất quan trọng.

Cây măng cụt trồng tốt ở vùng đất thịt, sét giàu hữu cơ tầng canh tác dày, thoát nước tốt, gần nguồn nước tưới, không bị nhiễm mặn. Trồng được quanh năm, nhưng thường được trồng vào đầu mùa mưa để giảm chi phí tưới cho vườn cây.

Cây măng cụt là cây ưa bóng, cây con khó sống ngoài trảng nên cần được che mát trong 4 - 5 năm đầu vì ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp có thể làm cây chậm phát triển. Hàng năm, vào mùa nắng cần vét bùn ở mương lên bồi liếp nhằm nâng cao mặt liếp và cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây. Nhưng chỉ bồi một lớp bùn mỏng khoảng 3 - 4 cm. Măng cụt là cây có nhu cầu nước rất lớn, đồng thời do hệ thống rễ cây không có lông hút và phát triển kém nên rễ măng cụt khi tiếp xúc với đất khó hút nước vì vậy cần tưới nước thường xuyên, nhất là trong giai đoạn cây con và cây đang mang trái.

Giai đoạn cây ra hoa và mang trái cần tưới nước cách ngày cho cây, nhất là lúc sau khi cây trổ hoa, đậu trái giúp hoa phát triển tốt, đậu trái nhiều và trái nhanh phát triển. Trong giai đoạn cây mang trái nên chú ý tưới đều vừa đủ ẩm, tránh trường hợp vườn quá khô lại quá ướt bất thường sẽ đưa đến hiện tượng rụng trái non. Một số kinh nghiệm của nhà vườn khi trái măng cụt hết giai đoạn phát triển trái thì ngưng tưới nước, giảm mực thủy cấp trong mương và kết hợp với việc đậy gốc khi có mưa nhiều sẽ giảm đi hiện tượng mủ trái và sượng trái măng cụt.

Tỉa cành tạo tán cho cây măng cụt phải được chú ý thực hiện sớm và thường xuyên để có được tán cây cân đối và cây cho năng suất cao sau này. Khi cây còn nhỏ, cần tỉa bỏ các cành mọc dày đặc, cành vượt mọc đứng trong thân, cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh, chỉ giữ lại các cành mọc ngang, cành khỏe mạnh để tạo cho cây có tán thông thoáng và cân đối. Khi cây đã cho trái, sau khi thu hoạch xong phải tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho trái, cành vô hiệu nằm trong tán cây.

Theo khuyến cáo của Sở khoa học và công nghệ Bến Tre, cây măng cụt cho trái cách năm rất thường xảy ra, chủ yếu là do việc bón phân cho cây hầu như chưa được quan tâm. Quy trình bón phân để người trồng tham khảo như sau, giai đoạn cây cho trái: ngay sau khi thu hoạch xong cần tỉa cành, tạo tán bón 20 - 30 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây kết hợp với phân vô cơ có hàm lượng đạm cao để giúp cây nhanh ra đọt mới. Bón phân chuyên dùng cho cây ăn trái. Cũng có thể bón phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ theo công thức như sau N:P:K 16-16-8 hoặc N:P:K 20:20:10. Lần 2: trước khi cây ra hoa 30 - 40 ngày, giai đoạn này nên sử dụng phân vô cơ có hàm lượng lân và kali cao. Tránh bón nhiều phân đạm sẽ làm cho cây ra lá giảm sự ra hoa. Bón phân chuyên dùng cây ăn trái hoặc N:P:K 8-24-24. Lần 3: sau khi đậu trái lúc trái khoảng 2 cm, bón phân có hàm lượng kali cao, bón phân với công thức N:P:K 13-13-21. Liều lượng phân: 0,5 - 4 kg/lần/cây với tuổi cây từ 10 tới trên 30 năm tuổi, có thể tăng giảm hoặc thay đổi tùy thuộc vào điều kiện đất trồng, đường kính tán, năng suất thu hoạch vụ trước và tình hình sinh trưởng của cây. Giai đoạn trái phát triển cần bón thêm Ca(NO3)2 hoặc bón vôi Dolomite 2 kg/cây sẽ tăng được phẩm chất trái.

Đa số nhà vườn xới xung quanh gốc bón theo tán cây vì vậy việc bón phân cho cây măng cụt chưa phát huy hết hiệu quả khi sử dụng phân bón. Cây măng cụt do đặc tính bộ rễ phát triển kém so với các loại cây trồng khác, vì vậy hiệu quả nhất nên giới hạn bón phân ở 2/3 hình chiếu tán tính từ gốc trở ra. Tốt nhất nên đào rãnh xung quanh gốc ở 2/3 tán, sâu 15 - 20 cm, rộng từ 20 - 30 cm, bón phân vào rãnh, lấp đất lại hoặc cũng có thể xới xung quanh cách gốc khoảng 40 - 50 cm đến 2/3 tán cây bón phân vào và tưới nước đầy đủ sau khi bón.

Cây măng cụt rất ưa phân chuồng. Hạn chế của trái măng cụt là trái bị sượng. Cách tốt nhất là thu hoạch trước mùa mưa, vì vậy cần cho cây ra hoa sớm. Đặc tính của măng cụt là ra hoa trên đầu cành đọt mới nên việc cho măng cụt ra hoa sớm, trước hết phải làm cho cây ra đọt non sớm và đồng loạt. Xử lý ra hoa cũng đòi hỏi trình độ nông dân và biết “canh” thời điểm, sử dụng phân bón phù hợp. Có hai cách bắt cây ra hoa sớm và đồng loạt, thứ nhất, khi đọt non 9 tuần thì xiết nước (tạo khô hạn, rút nước trong mương và phủ nylon trên mặt liếp). Khoảng 2 - 4 tuần thấy lá non có biểu hiện héo thì tưới thật nhiều, 5 - 7 ngày sau tưới lần nữa để mặt liếp đủ ẩm. Thứ hai, là khấc gốc (khoanh vỏ). Cách làm này chỉ áp dụng cho những vườn khó tạo khô hạn, thì khi đọt được 9 - 10 tuần tuổi, khoảng ngày 15/10 (âm lịch), tiến hành khấc gốc xung quanh thân. Chỉ khấc phần vỏ, không được chạm vào gỗ trong thân, vết khấc cách mặt đất khoảng 1 mét. Sau khi lá tươi trở lại hoặc khấc gốc 2 hoặc 3 ngày là cho cây ra hoa đồng loạt bằng cách dùng thuốc kích thích ra hoa phun sương đều hai mặt lá cây một lần. Khoảng 10 - 20 ngày sau khi tưới nước lại và phun thuốc, cây sẽ nhú chồi hoa.