Theo kế hoạch, hôm nay ngày 10/7, Sở GDĐT Hà Nội sẽ xét duyệt điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT.
Theo kế hoạch, hôm nay ngày 10/7, Sở GDĐT Hà Nội sẽ xét duyệt điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT.
Ngành Quan hệ công chúng (PR - Public Relations) là lĩnh vực chuyên về quản lý và duy trì hình ảnh, danh tiếng của tổ chức, cá nhân hay thương hiệu trong mắt công chúng. Ngành tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa tổ chức và các nhóm đối tượng mà nó quan tâm, chẳng hạn như khách hàng, đối tác, nhà báo, cộng đồng và các bên liên quan khác.
Các hoạt động chính trong ngành Quan hệ công chúng bao gồm:
Giao tiếp với truyền thông: Tạo và duy trì mối quan hệ với các cơ quan báo chí và truyền thông, viết và phát hành thông cáo báo chí, tổ chức họp báo.
Quản lý khủng hoảng: Xử lý các tình huống khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của tổ chức, bao gồm việc đưa ra các thông điệp và chiến lược để giảm thiểu tác động tiêu cực.
Xây dựng và duy trì hình ảnh: Phát triển các chiến lược và chiến dịch nhằm xây dựng hình ảnh tích cực cho tổ chức hoặc cá nhân, và giữ cho hình ảnh đó được duy trì ổn định.
Tổ chức sự kiện: Lên kế hoạch và tổ chức các sự kiện nhằm thúc đẩy hình ảnh và uy tín của tổ chức.
Nghiên cứu và phân tích: Theo dõi và phân tích dư luận, các xu hướng truyền thông và phản hồi của công chúng để điều chỉnh chiến lược PR cho phù hợp.
Quản lý nội dung: Sản xuất và phân phối các nội dung truyền thông như bài viết, blog, video để truyền tải thông điệp của tổ chức đến công chúng.
Ngành này đòi hỏi đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng phân tích, sáng tạo và khả năng xử lý tình huống khủng hoảng. Những người làm trong lĩnh vực này cần có khả năng xây dựng mối quan hệ, lập kế hoạch chiến lược và làm việc hiệu quả dưới áp lực cao.
Năm 2024, Quan hệ công chúng là ngành có điểm chuẩn cao nhất tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) với mức điểm lên đến 28,18.
Đối với trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngành Quan hệ công chúng có vị trí "thủ khoa" đầu vào với 37,7 điểm/ thang 40 điểm, trung bình hơn 9,4 điểm/môn.
Tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, ngành này có điểm đầu vào là 29,1 điểm, trung bình đến 9,7 điểm/môn.
Cơ hội việc làm rộng mở, thu nhập "khủng"
Là ngành học "hot", điểm đầu vào cao, cạnh tranh lớn, sinh viên học Quan hệ công chúng có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Không chỉ riêng các công ty PR, các tập đoàn, doanh nghiệp trên khắp cả nước đều có chủ trương đầu tư vào bộ phận PR nhằm phục vụ nhu cầu cho chính doanh nghiệp của mình, nâng cao hình ảnh, chất lượng của đơn vị.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ công chúng có thể làm việc tại đa dạng vị trí như Chuyên viên PR, chuyên viên xã hội, chuyên viên nghiên cứu và tư vấn quan hệ công chúng, người nghiên cứu và giảng dạy về PR...
Theo Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, hiện nay ngành này cần ít nhất 70.000 lao động. Đây là cơ hội lớn cho những sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ công chúng.
Về thu nhập, tùy vào từng đơn vị, doanh nghiệp, vị trí, chức vụ, quy mô của công ty mà có mức lương khác nhau. Tuy nhiên, theo thông tin từ các website tuyển dụng trực tuyến, mức lương trung bình của một chuyên viên PR có khởi điểm từ 7 – 15 triệu đồng/tháng. Với vị trí chuyên viên có 3 năm kinh nghiệm trở lên, mức lương sẽ khoảng 20 triệu đồng. Còn các vị trí quản lý cấp cao có kinh nghiệm và thâm niên hơn sẽ có thu nhập lên tới 50 triệu đồng.
Cả 60 ngành, chương trình đào tạo của trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) lấy điểm chuẩn thi tốt nghiệp THPT từ 26,1 trở lên, cao nhất 28,6 (thang 30).
Chiều 15/9, trường Đại học Kinh tế quốc dân thông báo ngưỡng trúng tuyển theo hai phương thức: điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 và kết quả thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Xét thang điểm 30 của phương thức dùng điểm thi tốt nghiệp, điểm chuẩn ngành Quan hệ công chúng cao nhất với 28,6 điểm. Các ngành có điểm chuẩn từ 28 trở lên còn có Marketing, Kinh doanh quốc tế (cùng 28), Thương mại điện tử (28,1), Kiểm toán (28,15), Logistics và quản lý chuỗi cung ứng (28,2).
Tại thang điểm 40 (tiếng Anh nhân hệ số hai), ngành Truyền thông Marketing lấy điểm chuẩn 38,15 (trung bình 9,6 điểm mỗi môn). Điểm chuẩn các ngành còn lại phổ biến ở mức 34-35 điểm, thấp nhất là điểm chuẩn ngành Quản trị khách sạn quốc tế 34,6.
Đại học Kinh tế Quốc dân. Ảnh: Website nhà trường
Năm nay, trường Đại học Kinh tế quốc dân tuyển 6.100 sinh viên theo 4 phương thức: Tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục, xét tuyển kết hợp theo đề án riêng của trường (tổng 63% chỉ tiêu), xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 (35%), xét tuyển theo kết quả thi đánh giá tư duy (2%).
Trường dự kiến thu học phí 16-22 triệu đồng một năm, áp dụng với sinh viên chính quy được tuyển năm 2022. Với chương trình đặc thù, học phí từ 45-65 triệu đồng. Đây là mức được Đại học Kinh tế Quốc dân áp dụng từ năm 2019 và được giữ ổn định trong suốt bốn năm.
Xem điểm chuẩn xét tuyển kết hợp 2022 của Đại học Kinh tế quốc dân
Năm 2021, điểm chuẩn Đại học Kinh tế quốc dân không dưới 26,85. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là ngành lấy điểm chuẩn cao nhất ở cả hai thang điểm 30 và 40, lần lượt lấy 28,3 và 37,55.
Theo thông báo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (chiều 17/8), điểm chuẩn cao nhất là ngành Quan hệ công chúng với 28,18.
Các ngành còn lại đều không dưới 26,57. Ở thang 30, ngành Quan hệ công chúng lấy cao nhất với 28,18 điểm, kế đó Thương mại điện tử 28,02. Đây cũng là hai ngành lấy điểm chuẩn trên 28, còn lại đều từ 26,57 trở lên. Đây là tổng điểm ba môn thi tốt nghiệp theo tổ hợp (tùy ngành), đã cộng điểm ưu tiên (nếu có).
Với thang 40, ngưỡng trúng tuyển cao nhất là 37,49 tại ngành Truyền thông Marketing. Nhiều ngành khác lấy điểm chuẩn trên 36 là Quản trị kinh doanh thương mại, Thẩm định giá, Quản trị khách sạn và sự kiện... Thấp nhất ở nhóm này là ngành Kỹ thuật phần mềm với 34,06.