Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Hàn Quốc Cầu Thủ Nam Định

Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Hàn Quốc Cầu Thủ Nam Định

Ngày 27 tháng 2 năm 2023, Philippe Troussier - người từng dẫn dắt đội tuyển Nhật Bản vô địch Asian Cup 2000 - chính thức được bổ nhiệm làm huấn luyện viên mới của đội tuyển Việt Nam với tham vọng giành vé dự World Cup 2026. Hợp đồng giữa nhà cầm quân người Pháp với VFF có thời hạn gần ba năm rưỡi, từ ngày 1 tháng 3 năm 2023 tới 1 tháng 7 năm 2026.[41] Lực lượng của đội tuyển dưới thời Troussier có sự chuyển giao mạnh mẽ với những cầu thủ trẻ thuộc lứa U-23 vừa cùng ông giành huy chương đồng SEA Games 2023. Đội khởi đầu quá trình chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2026 và Asian Cup 2023 bằng sáu trận giao hữu với các đối thủ có trình độ tăng dần trong vòng bốn tháng và kết thúc với 3 thắng và 3 thua, trong đó có trận thua chủ nhà Hàn Quốc 0–6 ở trận giao hữu cuối cùng (cân bằng kỷ lục trận thua đậm nhất của đội tuyển).[42]

Ngày 27 tháng 2 năm 2023, Philippe Troussier - người từng dẫn dắt đội tuyển Nhật Bản vô địch Asian Cup 2000 - chính thức được bổ nhiệm làm huấn luyện viên mới của đội tuyển Việt Nam với tham vọng giành vé dự World Cup 2026. Hợp đồng giữa nhà cầm quân người Pháp với VFF có thời hạn gần ba năm rưỡi, từ ngày 1 tháng 3 năm 2023 tới 1 tháng 7 năm 2026.[41] Lực lượng của đội tuyển dưới thời Troussier có sự chuyển giao mạnh mẽ với những cầu thủ trẻ thuộc lứa U-23 vừa cùng ông giành huy chương đồng SEA Games 2023. Đội khởi đầu quá trình chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2026 và Asian Cup 2023 bằng sáu trận giao hữu với các đối thủ có trình độ tăng dần trong vòng bốn tháng và kết thúc với 3 thắng và 3 thua, trong đó có trận thua chủ nhà Hàn Quốc 0–6 ở trận giao hữu cuối cùng (cân bằng kỷ lục trận thua đậm nhất của đội tuyển).[42]

Chiều cao cân nặng các thành viên Đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc

Đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu? Chiều cao: đang cập nhậtCân nặng: đang cập nhậtSố đo 3 vòng: đang cập nhật

Đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi? Hàn Quốc thành lập ngày ?-?-1933 (91 tuổi). Đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì? Hàn Quốc sinh ra tại Thành phố Seoul, nước Hàn Quốc. Là Đội tuyển bóng đá quốc gia sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) gà (Quý Dậu 1933). Hàn Quốc xếp hạng nổi tiếng thứ 3521 trên thế giới và thứ 13 trong danh sách Đội tuyển bóng đá quốc gia nổi tiếng.

Người nổi tiếng theo ngày sinh: 12345678910111213141516171819202122232425262728293031 / 123456789101112 196419651966196719681969197019711972197319741975197619771978197919801981198219831984198519861987198819891990199119921993199419951996199719981999200020012002200320042005200620072008200920102011201220132014201520162017201820192020

Thành tích đối đầu với các quốc gia

Đối đầu tốt hơn       Đối đầu cân bằng       Đối đầu kém hơn

Các danh hiệu được liệt kê dưới đây chỉ tính riêng Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam là đội tuyển không giới hạn tuổi, không bao gồm thành tích của Đội tuyển Việt Nam Cộng hòa và các đội tuyển trẻ của Việt Nam (U-22, U-23, Olympic)

Kể từ năm 2007, AFF Cup không tổ chức trận tranh hạng ba. Hai đội thua ở bán kết được coi là đồng giải ba.

Từ năm 2001, môn bóng đá nam bị giới hạn dưới 23 tuổi.

Tại các giải châu lục và thế giới

Ở vòng loại World Cup 1994, đội được dẫn dắt bởi Trần Bình Sự và được xếp vào ở bảng đấu có Triều Tiên, Qatar, Indonesia và Singapore. Việt Nam chỉ thắng được Indonesia ở loạt trận đầu sau đó thua cả bốn trận lượt về, đứng cuối bảng và không vượt qua vòng loại. Lư Đình Tuấn là cầu thủ đầu tiên ghi bàn cho Việt Nam tại vòng loại World Cup. Tiếp đó, Việt Nam mất vé tham dự Asian Cup 1996 khi xếp sau một đội bóng mạnh ở châu Á là Hàn Quốc. Tại vòng loại World Cup 1998, Việt Nam rơi vào bảng đấu với Tajikistan, Turkmenistan và Trung Quốc, nơi đội toàn thua tất cả các trận, qua đó tiếp tục đứng cuối bảng và không vượt qua vòng loại. Đến Asian Cup 2000, đội một lần nữa không thể tiến vào Vòng chung kết vì thua Trung Quốc.

Ở vòng loại World Cup 2002, đội hòa một, thắng ba trận trước Mông Cổ và Bangladesh và thua Ả Rập Xê Út cả hai lượt đấu, chứng kiến đại diện Tây Á đi tiếp.

Năm 2003, Việt Nam cử đội tuyển U-23 dự vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2004 nhằm mục đích chuẩn bị cho SEA Games vào cuối năm trên sân nhà. Đội thua Oman với tỷ số kỷ lục 0–6, thua Hàn Quốc 0–5 và thắng đội yếu nhất bảng Nepal ở loạt trận đầu. Loạt trận sau, đội thắng sốc Hàn Quốc 1–0, trước khi thắng Nepal và thua Oman ở hai trận còn lại.

Năm 2004, Việt Nam khởi đầu vòng loại World Cup 2006 với chiến thắng 4–0 trước Maldives, lúc đó đội được dẫn dắt bởi huấn luyện viên tạm quyền Nguyễn Thành Vinh. Ngay sau đó, Edson Tavares trở lại dẫn dắt đội nhưng khiến Việt Nam thất bại nặng nề khi thua 4 trong tổng số 5 trận còn lại, bao gồm hai trận thua trước Hàn Quốc, một trận thua trước Liban trên sân nhà và trận thua Maldives 0–3 đầy bất ngờ trên sân khách. Việt Nam kết thúc vòng loại bằng trận hòa Liban 0–0 trên sân khách, đứng thứ 3 bảng đấu với chỉ 4 điểm và sớm dừng bước.

Asian Cup 2007 là lần đầu tiên Việt Nam đồng đăng cai và tham dự giải đấu lớn nhất châu lục. Tại vòng bảng, đội hạ UAE 2-0 nhờ hai bàn thắng của Quang Thanh và Công Vinh, sau đó hòa Qatar 1-1 rồi thua ngược Nhật Bản 1–4. Đội lọt vào tứ kết và thua đội vô địch châu Á sau đó là Iraq với tỷ số 0–2. Đoàn quân của huấn luyện viên Alfred Riedl một lần nữa tái ngộ UAE tại vòng loại đầu tiên của World Cup 2010 nhưng toàn thua ở cả hai lượt đi và về với tổng tỷ số 0–6.

Ở vòng loại Asian Cup 2011, đội khởi đầu thuận lợi khi thắng Liban 3–1 trên sân nhà, nhưng sau đó chỉ có thêm hai trận hòa nữa trước Liban và Syria. Đội để thua ba trận còn lại, trong đó có trận thua Trung Quốc 1-6 trên sân khách, đành chấp nhận dừng bước. Ở vòng loại World Cup 2014, dưới sự dẫn dắt của HLV Falko Götz, đội đã đánh bại Ma Cao cả hai lượt trận ở vòng một với tổng tỷ số 13-1. Ở vòng hai, đội thua Qatar 0-3 trên sân khách và thắng đối thủ Tây Á 2-1 ở lượt về trên sân nhà, đành chấp nhận bị loại với tổng tỷ số 2-4. Ở vòng loại Asian Cup 2015, Việt Nam rơi vào bảng đấu có UAE, Uzbekistan và Hồng Kông, nơi đội có đến ba trận được tạm quyền dẫn dắt bởi HLV Nguyễn Văn Sỹ do HLV chính Hoàng Văn Phúc bận tập trung cùng đội U-23 chuẩn bị cho SEA Games 2013. Với sự chuẩn bị sơ sài, Việt Nam đã thi đấu tệ hại khi để thua 5 trong tổng số 6 trận và xếp cuối bảng, chỉ thắng được trận thủ tục ở lượt cuối trước Hồng Kông.

Trong chiến dịch vòng loại thứ 2 World Cup 2018, Việt Nam thua Thái Lan 0-1 và thắng Đài Loan 2-1 trên sân khách, sau đó hòa Iraq 1-1 và thua 0-3 trong trận tái đấu Thái Lan trên sân Mỹ Đình. Năm 2016, khi Nguyễn Hữu Thắng lên thay Miura Toshiya, đội đã thắng Đài Loan 4-1 trên sân nhà. Iraq, trong trận quyết định, đã hạ Việt Nam 1-0 trên sân trung lập để đi tiếp. Kết thúc ở vị trí thứ 3 trong bảng, Việt Nam lọt vào vòng 3 vòng loại Asian Cup 2019, nơi đội đối đầu với Afghanistan, Campuchia và Jordan. Đội thắng Campuchia cả hai lượt trận, hòa 4 trận còn lại trong giai đoạn biến động ở cương vị huấn luyện viên trưởng khi Nguyễn Hữu Thắng, Mai Đức Chung và Park Hang-seo lần lượt thay nhau dẫn dắt, qua đó có lần đầu tiên tham dự Asian Cup sau 12 năm.

Việt Nam rơi vào bảng D Asian Cup 2019 cùng ba đội Tây Á khác là Iran, Iraq và Yemen. Đội khởi đầu bằng trận thua ngược đáng tiếc trước Iraq với tỷ số 2-3, sau đó thua tiếp Iran 0-2 trước khi hạ Yemen 2-0 lượt đấu cuối. Toàn đội đã phải chờ đến những diễn biến cuối cùng của giai đoạn vòng bảng ở trận Liban thắng CHDCND Triều Tiên 4-1 mới có thể xác định được tấm vé đi tiếp ở vị trí cuối trong nhóm 4 đội đứng thứ 3 có thành tích tốt nhất (bằng điểm số, hiệu số bàn thắng thua và số bàn thắng với Liban nhưng hơn ở chỉ số fair-play). Ở vòng 16 đội, Việt Nam cầm hòa Jordan 1-1 trong 120 phút thi đấu chính thức và thắng 4-2 trong loạt sút luân lưu. Tuy nhiên, đội dừng bước ở tứ kết sau trận thua 0-1 trước Nhật Bản. Đây là lần thứ hai đội tuyển đi tới trận tứ kết của Asian Cup, nhưng đặc biệt hơn so với năm 2007 bởi đây là lần đầu tiên đội có một trận thắng ở vòng loại trực tiếp của một giải đấu châu lục không tổ chức trên sân nhà.

Ở Vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á giai đoạn hai, Việt Nam được xếp vào bảng G – một bảng đấu được coi là kỳ lạ khi đội nằm chung bảng với những đối thủ quen thuộc ở khu vực bao gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Đội duy nhất không thuộc Đông Nam Á ở bảng này là UAE, cũng là một đối thủ có duyên nợ với đội tuyển Việt Nam. Qua năm trận đầu tiên, đội thắng ba trận trước Malaysia (1-0), Indonesia (3-1), UAE (1-0) và hòa 0-0 cả hai lượt trận trước Thái Lan, được 11 điểm và đứng nhất bảng đấu. Sau khi vòng loại bị hoãn gần hai năm vì đại dịch COVID-19, Việt Nam chơi nốt ba trận còn lại tại Dubai, nơi đội thắng thêm hai trận nữa trước Indonesia (4-0) và Malaysia (2-1), sau đó để thua chủ nhà UAE 2-3 và xếp thứ hai chung cuộc với 17 điểm. Xét các đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sau khi loại kết quả với đội cuối bảng (trừ 6 điểm do CHDCND Triều Tiên bất ngờ rút khỏi giải), đội tuyển Việt Nam được 11 điểm, đứng thứ 4 trong 8 đội nhì bảng. Do 5 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sẽ được đi tiếp, Việt Nam đã giành quyền lọt vào vòng loại World Cup 2022 giai đoạn ba lần đầu tiên trong lịch sử, đồng thời sớm đoạt vé tham dự vòng chung kết Asian Cup 2023.

Ở vòng loại thứ ba, Việt Nam nằm ở bảng B cùng với Nhật Bản, Úc, Ả Rập Xê Út, Trung Quốc và Oman. Đây là những đối thủ mà Việt Nam toàn thua về thành tích đối đầu trong quá khứ.[59] Trong lần đầu tiên tham dự vòng loại cuối cùng, đội đã chơi nỗ lực dù toàn thua 7 trận đầu, trong đó có trận thua đáng tiếc 2-3 ở những giây cuối trước Trung Quốc trên sân trung lập.[60] Ở lượt trận thứ tám, đội đánh bại Trung Quốc 3-1 trên sân nhà Mỹ Đình, qua đó có lần đầu tiên thắng được đối thủ này. Việt Nam kết thúc chiến dịch vòng loại của mình bằng trận hòa quả cảm 1-1 trước Nhật Bản trên sân khách Saitama, qua đó giành được 4 điểm sau 10 trận và xếp cuối bảng.

Ở vòng chung kết Asian Cup 2023, Việt Nam rơi vào bảng D cùng với Nhật Bản, Iraq và đối thủ cùng khu vực Indonesia. Đây là giải đấu không thành công của đội tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Philippe Troussier khi đội để thua cả ba trận và bị loại sớm với vị trí cuối bảng. Mặc dù chơi không tồi trong trận thua 2-4 trước Nhật Bản, Việt Nam gây thất vọng lớn khi để thua Indonesia 0-1, qua đó sớm bị loại dù vẫn còn một lượt trận. Đội sau đó thua tiếp Iraq 2-3 ở lượt cuối vòng bảng và xếp vị trí cuối bảng D với ba trận toàn thua. Đây là lần đầu tiên Việt Nam bị loại ngay từ vòng bảng Asian Cup với tư cách một quốc gia thống nhất, sau khi lọt vào đến tứ kết trong cả hai lần tham dự trước đó.

Ở vòng loại World Cup 2026 giai đoạn hai, Việt Nam rơi vào bảng F gặp Iraq cùng với hai đối thủ Đông Nam Á Indonesia và Philippines. Được dự đoán sẽ không mấy khó khăn để chiếm một trong hai vị trí đầu bảng, nhưng màn trình diễn của đội đã chứng minh điều ngược lại. Họ chỉ có hai chiến thắng trước đội cuối bảng Philippines, còn lại toàn thua trước Iraq và Indonesia, những đội giành quyền đi tiếp ở bảng đấu. Trong đó, hai trận thua liên tiếp trước Indonesia trong vòng năm ngày cuối tháng 3 năm 2024 đã khiến cơ hội đi tiếp của Việt Nam gần như không còn. Kết quả nghèo nàn này buộc VFF phải sớm chấm dứt hợp đồng với huấn luyện viên Philippe Troussier và bổ nhiệm Kim Sang-sik cho giai đoạn còn lại tại vòng loại.

Màu áo đấu truyền thống của đội tuyển Việt Nam là màu đỏ, tượng trưng cho màu quốc kỳ, còn màu áo đấu phụ của đội là màu trắng (trừ năm 1993, 1994, 1995 và 1998 là màu vàng).

Giai đoạn 2008-2010 dưới thời huấn luyện viên Henrique Calisto, đội tuyển Việt Nam cũng như đội tuyển U-23 lại thường sử dụng màu trắng như màu áo chính do niềm tin vào sự may mắn, như tại hai lượt trận chung kết AFF Cup 2008, sáu trận đấu tại vòng loại Asian Cup 2011 và cả ở kỳ SEA Games 2009.[61][62][63] Về phần các cầu thủ Việt Nam khi đó, họ cũng cảm thấy thoải mái khi mặc trang phục trắng. Ngoài lý do màu áo này thường đem tới may mắn cho đội, nhiều cầu thủ còn thấy mình đẹp trai và sáng sủa hơn khi khoác chiếc áo trắng.

Khác với hầu hết các đội tuyển Quốc gia khác thường in biểu tượng của Liên đoàn/Hiệp hội bóng đá hoặc Quốc huy của quốc gia đó lên áo đấu, quốc kỳ cờ đỏ sao vàng thường được in trên ngực trái áo đấu của đội tuyển Việt Nam (mặc dù trong những năm 1998-1999, họ đã sử dụng logo (cũ) của VFF trên áo đấu[67]). Trên thế giới ngoài Việt Nam ra chỉ có một vài đội bóng làm điều tương tự như Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên hay Thổ Nhĩ Kỳ.

Năm 2016, lấy ý tưởng từ biệt danh "Rồng vàng"[a], biểu tượng "Rồng nhả Ngọc" với hình viên ngọc cách điệu thành quả bóng đã được thiết kế và được VFF sử dụng để lấy ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện huy hiệu chính thức cho đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, thiết kế đã nhận phải những phản hồi tiêu cực từ giới truyền thông và người hâm mộ;[68][69] thậm chí hình ảnh con rồng trong huy hiệu cũng bị cho là "giống rồng của Bảy viên ngọc rồng"[b]. Dù VFF đã thông qua biểu tượng con rồng nói trên làm biểu tượng chính thức cho đội tuyển vào tháng 12 năm 2017[70], nó không được sử dụng chính thức dù chỉ một lần. Hình quốc kỳ vẫn được in trên áo đấu, còn logo của VFF được in trên đồ dùng khác của đội tuyển (cặp, túi, mũ, khẩu trang,...) và được sử dụng trên các phương tiện truyền thông cho đội tuyển (banner họp báo, biển quảng cáo, mạng xã hội, bảng điện tử ở sân vận động, băng đội trưởng trong các trận giao hữu...).[71] Trên thực tế, các liên đoàn hay hiệp hội bóng đá của các quốc gia khác thường in biểu trưng đồng bộ lên tất cả áo đấu của các đội tuyển bóng đá nam và nữ (cả đội tuyển quốc gia và đội tuyển theo các lứa tuổi), đội tuyển futsal và đội tuyển bóng đá bãi biển, do vậy với biểu trưng con rồng vốn ban đầu chỉ thiết kế riêng cho đội tuyển quốc gia nam, việc in nó lên áo hay sử dụng nó làm biểu trưng cho bất kỳ đội tuyển bóng đá quốc gia nào của Việt Nam (dù là chỉ riêng đội tuyển nam) là điều không hợp lý.[c]

Cơ quan quản lý hình ảnh của đội tuyển là VFF sử dụng biệt danh chính thức cho đội tuyển là Những Chiến Binh Sao Vàng (tiếng Anh: Golden Star Warriors), dựa theo ngôi sao trên Quốc kỳ.[2][73][74]

Tài trợ cho đội tuyển có Acecook[75], Yanmar[76], Honda[77], Sony[78], Bia Saigon[79], Coca-Cola[80], Vinamilk[81], Kao[82], Herbalife Nutrition[83], TNI Corporation[84] và một số nhà tài trợ phụ khác.

Hai hội cổ động viên lớn cho đội tuyển quốc gia là Hội Cổ động viên bóng đá Việt Nam (VFS, tiếng Anh: Vietnam Football Supporters) được thành lập vào năm 2014 và Hội Cổ động viên Sao vàng Việt Nam (VGS, tiếng Anh: Vietnam Golden Stars) được thành lập vào năm 2017.

Mỗi khi đội tuyển quốc gia giành chiến thắng trong các trận đấu lớn, đường phố thường bị áp đảo bởi những đám đông người Việt Nam hát vang các bài hát mang đậm tính dân tộc.[85][86] Sự cuồng nhiệt của người hâm mộ tại đây còn thể hiện ngay cả trong các giải đấu nhỏ, chẳng hạn như khi Việt Nam giành được vị trí á quân tại giải đấu U-23 châu Á 2018.[87] Tuy nhiên một số cổ động viên Việt Nam với tinh thần "chỉ yêu bóng đá chiến thắng",[88] sẵn sàng chỉ trích, thậm chí xúc phạm đội tuyển và cả huấn luyện viên trên mạng xã hội mỗi khi đội tuyển thất bại.

Nhiều cổ động viên Việt Nam chưa có thói quen mua và mặc áo đấu chính thức của đội tuyển quốc gia như cổ động viên ở nhiều nước khác. Họ thường mua và mặc áo cờ đỏ sao vàng (giống quốc kỳ) với giá rẻ hoặc mua áo đấu không chính hãng khi đi xem và cổ vũ. Thực tế, việc mua áo chính thức của đội tuyển là một nguồn thu không nhỏ góp phần vào kinh phí cho các đội tuyển quốc gia.[89][90]

Sân nhà chính của đội trước năm 2003 là sân Hàng Đẫy, sau đó chuyển sang Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình nằm ở quận Nam Từ Liêm, phía tây thủ đô Hà Nội, được xây dựng để phục vụ cho SEA Games 22. Đội cũng thi đấu ở sân Thống Nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh trong một số trận giao hữu hay vòng loại. Đôi khi, đội tuyển Việt Nam cũng chọn sân ở những địa phương khác nhau để đá giao hữu, như sân Lạch Tray ở Hải Phòng, sân Thiên Trường ở Nam Định và sân Gò Đậu ở Bình Dương.

Đội tuyển Việt Nam có sự kình địch chủ yếu với các đối thủ thuộc khu vực Đông Nam Á, bắt nguồn từ sự gần gũi về mặt địa lý giữa các quốc gia, trong đó đáng chú ý nhất là các cuộc đối đầu với Thái Lan, Indonesia và Malaysia.

Thái Lan, với bề dày thành tích vượt trội ở Đông Nam Á, luôn được xem là đối thủ lớn nhất của Việt Nam ở các giải đấu khu vực kể từ khi bóng đá Việt Nam quay lại đấu trường quốc tế vào năm 1991.[91] Trong giai đoạn này, bóng đá Việt Nam thường xuyên bị Thái Lan lấn át về thành tích đối đầu lẫn danh hiệu, đặc biệt là hai thất bại liên tiếp trong hai trận chung kết SEA Games các năm 1995 và 1999, cùng với những trận thua tâm phục khẩu phục tại AFF Cup và vòng loại World Cup. Điều đó khiến các phương tiện truyền thông và người hâm mộ trong nước, với sự tị nạnh rất cao, thường đem đội tuyển ra so sánh với Thái Lan và luôn muốn Việt Nam phải hơn Thái Lan ở mọi phương diện, dù là ở giải giao hữu,[92] giải trẻ (SEA Games), giải đấu nhỏ (AFF Cup), vòng loại của các giải lớn hơn (AFC Asian Cup, FIFA World Cup),[93][94] hay thậm chí ngay cả trên bảng xếp hạng FIFA.[95][96] Đối với họ, không cần biết sức mạnh đội tuyển Việt Nam so với châu Á hay thế giới như thế nào, tiến bộ được bao nhiêu, chỉ cần Việt Nam mạnh nhất ở Đông Nam Á hoặc hơn Thái Lan là đủ.[97]

Kể từ khi tái hội nhập với bóng đá quốc tế năm 1991, Việt Nam đã đối đầu với Thái Lan 29 trận ở cấp độ đội tuyển quốc gia, nhưng hoàn toàn lép vế khi chỉ có 3 chiến thắng, còn lại là 9 trận hòa và 17 trận thua. Chiến thắng 2–1 trên sân vận động Rajamangala ngày 24 tháng 12 năm 2008 trong khuôn khổ chung kết lượt đi AFF Cup 2008 là lần gần nhất Việt Nam thắng được Bầy Voi Chiến ở một giải đấu chính thức, và từ đó đến nay đội chỉ thắng được đối thủ kỵ giơ này thêm một lần ở giải giao hữu King's Cup 2019 với tỷ số 1–0. Lần gần nhất hai đội gặp nhau là ở giải giao hữu LPBank Cup 2024, khi Việt Nam thất bại 1-2 trước Thái Lan trên sân nhà Mỹ Đình.

Indonesia được xem là đối thủ khó chịu và nhiều duyên nợ nhất với đội tuyển Việt Nam. Các trận đấu giữa hai đội thường diễn ra cân bằng, quyết liệt và có nhiều va chạm xảy ra từ các cầu thủ hai bên. Trong suốt giai đoạn 20 năm từ 1999 đến 2019, Việt Nam chỉ hòa và thua khi đối đầu với Indonesia tại các giải đấu chính thức.[98] Chuỗi trận không thắng này bắt đầu kể từ sau trận thắng 1–0 trước Indonesia ngày 12 tháng 8 năm 1999 tại bán kết SEA Games 1999, và kéo dài qua 12 trận với 7 trận hòa và 5 trận thua, trước khi chấm dứt bằng chiến thắng 3–1 trên sân của Indonesia ngày 15 tháng 10 năm 2019 tại vòng loại thứ hai của World Cup 2022, cũng là lần đầu tiên Việt Nam thắng được đội bóng xứ vạn đảo trên sân khách. Trong giai đoạn này, Việt Nam chỉ có một lần thắng Indonesia 3–2 trong trận đấu giao hữu trên sân Mỹ Đình ngày 8 tháng 11 năm 2016.

Hiện tại, Việt Nam đang có thành tích đối đầu bất lợi hơn Indonesia với 8 trận thắng, 11 trận thua, còn lại là 11 trận hòa, sau 30 lần đối đầu kể từ năm 1991. Đây là đối thủ Đông Nam Á duy nhất mà Việt Nam từng đối đầu ở Cúp bóng đá châu Á, khi hai đội gặp nhau ở lượt hai vòng bảng giải đấu năm 2023 với chiến thắng 1–0 cho Indonesia, trận thắng giúp Tim Garuda lọt vào vòng loại trực tiếp còn Việt Nam bị loại. Ở cuộc đối đầu gần nhất giữa hai đội tại vòng loại thứ hai World Cup 2026, Việt Nam đã gây thất vọng khi để thua Indonesia cả hai lượt trận, bao gồm các trận thua 0–1 trên sân Bung Karno và 0–3 trên sân Mỹ Đình, gián tiếp khiến đội sớm dừng bước ở vòng loại.

Khi Singapore vẫn còn là một thế lực của bóng đá Đông Nam Á, đội tuyển nước này được xem là một đối trọng lớn của Việt Nam tại AFF Cup. Hai đội đã đối đầu với nhau 21 trận kể từ năm 1991, trong đó Việt Nam chiếm ưu thế với 8 trận thắng, 9 trận hòa và 4 trận thua. Sau thất bại 0-1 trước đội bóng đảo quốc sư tử trong trận chung kết AFF Cup 1998, Việt Nam đang duy trì chuỗi trận bất bại trước Singapore cho đến hiện tại, bao gồm chiến thắng trước đối thủ này ở bán kết AFF Cup 2008, giải đấu mà Việt Nam lên ngôi vô địch. Điều đáng chú ý là hầu hết các trận mà Việt Nam hoặc Singapore giành chiến thắng đều có cách biệt rất sít sao, ngoài ra có đến năm trận mà hai đội hòa nhau không bàn thắng.

Với sự sa sút của bóng đá Singapore từ sau năm 2012, các cuộc đối đầu giữa hai đội dần trở nên ít được quan tâm hơn. Tại lần gần nhất đối đầu trong một giải đấu chính thức, Việt Nam bị Singapore cầm hòa 0–0 ở vòng bảng AFF Cup 2022.

Cùng với Thái Lan và Indonesia, Malaysia được xem là một trong ba đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam ở các giải đấu khu vực Đông Nam Á. Khác với hai đối thủ trên, Việt Nam tỏ ra áp đảo về thành tích đối đầu trước Harimau Malaya với 15 trận thắng, ba trận hòa và chỉ năm lần thất bại trong 23 lần chạm trán với đối thủ này kể từ năm 1991.[99] Hai đội từng đối đầu trong trận chung kết AFF Cup 2018, với chiến thắng chung cuộc 3–2 dành cho Việt Nam. Đội cũng đang duy trì mạch trận bất bại trước Malaysia kể từ năm 2014, với chiến thắng 3-0 trong lần chạm trán gần đây nhất ở vòng bảng AFF Cup 2022. Thất bại gần đây nhất của Việt Nam diễn ra trên sân Mỹ Đình trong trận bán kết lượt về AFF Suzuki Cup 2014 với tỷ số 2–4.

Danh sách cầu thủ được triệu tập tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024.Số lần ra sân và số bàn thắng được cập nhật đến ngày 9 tháng 12 năm 2024, sau trận đấu với  Lào ở giải ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024.

Dưới đây là kết quả các trận đã đấu trong 12 tháng qua, cũng như bất kỳ trận đấu nào đã được lên lịch trong tương lai.

Kể từ năm 2002, giải bóng đá nam tại Asiad chỉ dành cho đội tuyển U23

Kể từ năm 2001, giải bóng đá nam tại SEA Games chỉ dành cho đội tuyển U23