Giáo dục học là ngành học tổng thể trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo giáo viên. Tuy vậy không nhiều bạn biết tới ngành học này và thực tế hiện nay chỉ có 4 trường đại học trên toàn quốc tuyển sinh và đào tạo ngành Giáo dục học.
Giáo dục học là ngành học tổng thể trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo giáo viên. Tuy vậy không nhiều bạn biết tới ngành học này và thực tế hiện nay chỉ có 4 trường đại học trên toàn quốc tuyển sinh và đào tạo ngành Giáo dục học.
Bạn sẽ làm việc tại các trường học từ Tiểu học đến Đại học. Thông thường, những người này sẽ tư vấn và giải quyết vấn đề tâm lý cho học sinh và sinh viên. Đồng thời, họ đưa ra những giải pháp giảng dạy tốt cho giáo viên. Từ đó giúp cho học sinh, sinh viên có hứng thú trong học tập hơn.
Bạn sẽ được làm việc tại các hội như: Hội phụ nữ, hội thanh niên, hội thiếu niên nhi đồng hoặc hội người cao tuổi. Với nhiệm vụ tư vấn vấn đề tâm lý cho các thành viên trong hội, bạn đưa ra những lời khuyên và chỉ dẫn cho họ. Từ đó, những giải pháp đó sẽ nâng cao đời sống tinh thần cho hội.
Khi đã tìm hiểu Tâm lý học giáo dục ra làm gì chúng ta sẽ tìm hiểu về ngành Tâm lý học giáo dục nên thi khối gì nhé! Đối với ngành tâm lý thì khối xét tuyển chính vẫn là B00. Ngoài B00, bạn có thể tham gia xét tuyển với các tổ hợp môn dưới đây:
Như đã nói ở trên, ngành Tâm lý học giáo dục có nhiều nghề để lựa chọn. Vì vậy, cơ hội việc làm của bạn cũng không bị giới hạn. Ngoài làm những nghề liên quan đến giáo dục, bạn có thể làm những nghề liên quan đến tâm lý. Điều này mở rộng được phạm vi nghề nghiệp cho bạn. Hầu như mỗi một tổ chức, trường học hoặc doanh nghiệp đều có những bộ phận tư vấn tâm lý. Vì vậy, khi bạn có tấm bằng cử nhân Tâm lý học giáo dục, bạn sẽ dễ dàng xin được việc hơn. Cơ hội sẽ rộng mở hơn cho những bạn giỏi ngoại ngữ để ứng tuyển tại các công ty ở nước ngoài.
Bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí như chuyên gia tư vấn giáo dục học đường
Đây là trường dành cho trẻ em đặc biệt, bị khuyết tật về mặt tinh thần hoặc thể chất. Ở đây, bạn có thể trở thành giáo viên giảng dạy trực tiếp, hoặc bạn sẽ là nhà tư vấn phương pháp giảng dạy cho giáo viên.
Bạn làm việc tại các tổ chức xã hội, hay tổ chức phi chính phủ. Công việc này là nghiên cứu những đối tượng trong xã hội và đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao đời sống tinh thần xã hội.
Sau đây là một số tố chất cần có của nhà Tâm lý giáo dục:
Bạn cần có sự tò mò về tâm lý của con người. Bên cạnh đó, bạn có sự đam mê với việc tìm hiểu, khám phá và giải quyết những vấn đề liên quan đến quá trình học tập. Đây sẽ là động lực lớn để bạn theo đuổi ngành học này.
Việc giao tiếp hiệu quả với học sinh, giáo viên, phụ huynh cùng đồng nghiệp rất quan trọng trong ngành này. Bạn cần có khả năng lắng nghe, thấu hiểu và truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu.
Bạn cần có khả năng quan sát tỉ mỉ các hành vi, biểu hiện của học sinh để tìm nguyên nhân vấn đề và đưa ra các giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó, bạn có khả năng phân tích các dữ liệu để đánh giá hiệu quả của các chương trình can thiệp.
Làm việc trong lĩnh vực giáo dục đòi hỏi bạn cần sự kiên nhẫn lớn. Bạn cần kiên trì giúp đỡ học sinh vượt qua tình trạng khó khăn. Đồng thời, bạn cần có sự đồng cảm sâu sắc nhằm thấu hiểu những cảm xúc của họ.
Môi trường giáo dục luôn thay đổi. Vì vậy, bạn cần có khả năng thích ứng với những tình huống mới hoặc những phương pháp dạy học mới.
Bạn sẽ thường xuyên làm việc nhóm với các giáo viên và các nhà tâm lý khác để giải quyết các vấn đề của học sinh.
Bạn cần có khả năng tư duy logic, phân tích vấn đề từ nhiều góc độ để đưa ra những quyết định đúng đắn.
Bạn sẽ phải đối mặt với nhiều tình huống phức tạp. Vì vậy khả năng tìm ra giải pháp cho các vấn đề là rất quan trọng.
Bạn cần khả năng sáng tạo để đưa ra những phương pháp dạy học mới, và những hoạt động để hỗ trợ học sinh hiệu quả.
Công việc của một nhà tâm lý giáo dục thường rất bận rộn. Vì vậy bạn cần biết cách quản lý thời gian hiệu quả.
Một nhà tâm lý học giáo dục cần có khả năng tổ chức các hoạt động, các buổi tư vấn hoặc các cuộc họp tốt.
Bạn sẽ phải viết báo cáo, đề án, bài giảng hàng ngày. Vì vậy kỹ năng viết lách tốt là điều cần thiết.
Việc sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ công việc sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
Để rèn luyện những tố chất này, bạn có thể:
Tố chất cần có của một nhà Tâm lý giáo dục
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi Tâm lý học giáo dục ra làm gì. Bạn nên thực tập quan sát và nghiên cứu nhiều hơn trong môi trường học đường. Qua đó, bạn sẽ trở thành nhà Tâm lý giáo dục tài giỏi. Ngoài ra, VinUni có chương trình đào tạo Cử nhân Tâm lý học để bạn có thể tham khảo qua. Trường chú trọng vào chất lượng đào tạo trong giáo trình và thực hành thực tiễn. Bên cạnh đó, bạn sẽ được rèn luyện nhiều kỹ năng mềm để có thể thành công hơn trong ngành này.
Ngành Quản lý Giáo dục là một trong những ngành liên quan đến giáo dục đào tạo, có sức ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng nền giáo dục chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục…
Để biết được sau khi học ngành này sẽ làm việc tại những vị trí nào chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Ngành Quản lý Giáo dục đang nhận về nhiều sự quan tâm. (Ảnh minh họa)
Học Quản lý Giáo dục ra trường làm gì?
Ngành Quản lý Giáo dục là ngành học đào tạo chuyên sâu về quản lý và điều hành các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, gồm các khóa học về kế hoạch, quản lý và điều hành trong giáo dục; chính sách, quy định liên quan đến giáo dục; phương pháp quản lý và đánh giá hiệu quả các hoạt động giáo dục.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Quản lý Giáo dục có thể áp dụng kiến thức của mình để quản lý và điều hành các hoạt động giáo dục ở cấp độ cơ bản và nâng cao. Các cựu sinh viên của ngành này có thể làm việc tại vị trí quản lý giáo dục tại các trường học hoặc tổ chức giáo dục.
Ngoài ra, nếu có đủ lực và trình độ bạn hoàn toàn có đảm nhiệm các vị trí công việc như: Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục; Chuyên viên văn phòng, quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học, chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên, chuyên viên phòng đào tạo; Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục; Cán bộ nghiên cứu; Giảng viên chuyên ngành.
Hiện chưa có thống kê cụ thể về mức thu nhập của các nhân viên, chuyên viên hoạt động trong ngành Quản lý Giáo dục. Tuy nhiên, nếu làm việc tại các cơ quan, đơn vị của nhà nước thì mức lương cơ bản mà bạn nhận được sẽ được tính theo quy định hiện hành.
Các tổ hợp xét tuyển ngành Quản lý Giáo dục
Đối với ngành Quản lý giáo dục, bạn có thể sử dụng các khối thi sau để đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, mỗi trường sẽ sử dụng một tổ hợp khác nhau nên trước khi đặt bút đăng ký nguyện vọng, bạn cần phải tìm hiểu thông tin chi tiết về thông tin tuyển sinh của ngôi trường mà bạn muốn theo học.
Ngành học này đang được nhiều trường đại học trên cả nước liên tục tuyển sinh, bạn có thể tham khảo thêm thông tin, chương trình đào tạo ngành Quản lý Giáo dục của một số trường như: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Thủ đô, Đại học Vinh, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế).
Trong thế giới ngày nay, quản lý giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và phát triển hệ thống giáo dục. Bằng cách tập trung vào việc tổ chức, điều hành và phát triển các hoạt động giáo dục, quản lý giáo dục giúp tạo ra một môi trường học tập hiệu quả và có chất lượng.
Quản lý giáo dục là lĩnh vực chuyên sâu nghiên cứu và thực hành, tập trung vào việc tổ chức, điều hành và phát triển các hoạt động trong hệ thống giáo dục. Từ cấp trường, cấp huyện đến cấp quốc gia, quản lý giáo dục đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng như phát triển chính sách giáo dục, quản lý tài chính, lập kế hoạch, đào tạo và phát triển cán bộ, cũng như đảm bảo chất lượng giáo dục.
Trong môi trường giáo dục, quản lý giáo dục đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra môi trường học tập tích cực và có chất lượng. Các chuyên viên quản lý giáo dục đóng vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy cải tiến và đổi mới trong giáo dục. Họ cần hiểu rõ về quy trình hành chính, quản lý tài chính, lập kế hoạch và đào tạo để có thể tối ưu hóa hoạt động của các tổ chức giáo dục.
Ngành Quản Lý Giáo Dục là lĩnh vực nghiên cứu và thực hành liên quan đến việc tổ chức, điều hành và phát triển các hoạt động giáo dục. Nó bao gồm nhiều khía cạnh như phát triển chính sách giáo dục, quản lý tài chính, lập kế hoạch, đào tạo và phát triển cán bộ, đồng thời nhấn mạnh vào việc đảm bảo chất lượng giáo dục từ cấp trường, cấp huyện đến cấp quốc gia.