Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Hoạt Động Tư Vấn Pháp Luật

Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Hoạt Động Tư Vấn Pháp Luật

Ta có thể hiểu đơn giản về hoạt động tư vấn pháp luật là những việc luật sư, trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ, khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ hoặc những người có hiểu biết về pháp luật có thể giải đáp pháp luật, ứng xử theo quy định của pháp luật trong những trường hợp cụ thể nhằm giúp mọi người thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ.

Ta có thể hiểu đơn giản về hoạt động tư vấn pháp luật là những việc luật sư, trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ, khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ hoặc những người có hiểu biết về pháp luật có thể giải đáp pháp luật, ứng xử theo quy định của pháp luật trong những trường hợp cụ thể nhằm giúp mọi người thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ.

Đặc trưng cơ bản của pháp luật:

Một là, Pháp luật có tính quyền lực nhà nước, bởi vì pháp luật được hình thành bằng con đường nhà nước, pháp luật do nhà nước đặt ra (ví dụ như các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước), hoặc do nhà nước thừa nhận (các phong tục, tập quán, các quan niệm, quy tắc đạo đức…) nên pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước – Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, động viên, khen thưởng, tổ chức thực hiện cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Hai là, Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bởi vì:

– Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực để định hướng cho nhận thức và hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do pháp luật dự liệu thì đều xử sự theo những cách thức mà nó đã nêu ra – Căn cứ vào pháp luật, các tổ chức và cá nhân trong xã hội sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào đó.

– Pháp luật là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người. Căn cứ vào pháp luật có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là trái pháp luật, hoạt động nào mang tính pháp lý và hoạt động nào không mang tính pháp lý.

– Pháp luật có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội, có tác động thường xuyên trên toàn lãnh thổ và trong nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội.

Ba là, Pháp luật có tính hệ thống, bởi vì pháp luật là một hệ thống các quy phạm để điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như dân sự, kinh tế, lao động…, song các quy phạm đó không tồn tại một cách biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau để tạo nên một chỉnh thể là hệ thống pháp luật.

Bốn là, Pháp luật có tính xác định về hình thức, tức là pháp luật thường được thể hiện trong những hình thức nhất định, có thể là tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật. Trong các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của pháp luật thường rõ ràng, cụ thể, bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trong một phạm vi rộng.

Xã hội cộng sản nguyên thủy (CSNT), tập quán và tín điều tôn giáo là các quy phạm xã hội. Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia giai cấp thì tập quán không còn phù hợp (với tập quán thể hiện ý chí chung của tất cả mọi người trong thị tộc). Trong điều kiện lịch sử mới, khi xung đột giai cấp diễn ra ngày càng gay gắt và cuộc đấu tranh giai cấp là không thể điều hòa được thì cần thiết phải có một loại quy phạm mới thể hiện ý chí của giai cấp thống trị để thiết lập một trật tự mới, đó chính là quy phạm pháp luật.

Từ các nội dung và đặc điểm đã nêu ra như trên có thể hiểu rằng hệ thống pháp luật ra đời do nhu cầu xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một giai đoạn nhất định, giai đoạn xã hội đã phát triển quá phức tạp, đã xuất hiện những giai cấp có lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu  chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội.

Như vậy ta có thể thấy rằng nhờ có pháp luật, các chủ thể trong xã hội nắm bắt được hành vi nào là hợp pháp được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc và hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp khi bắt gặp các tình huống cụ thể. Mục đích của pháp luật là tăng cường và củng cố các xu hướng phát triển tích cực của các quan hệ xã hội, ngăn ngừa, loại bỏ những xu hướng tiêu cực, đảm bảo sự phát triển của xã hội phù hợp với thực tại khách quan.

Pháp luật là quy tắc trong xã hội mà mọi người phải thực hiện theo, nhưng pháp luật không sinh ra các quan hệ xã hội nhưng pháp luật như là phương thức hữu hiệu để điều tiết và định hướng các quan hệ xã hội. Pháp luật giúp con người xác định và làm theo những quy tắc ứng xử trong khuôn khổ nhất định. Pháp luật còn giúp quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền đó. Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý, khuôn khổ cho các quan hệ xã hội vận hành.

Cũng từ sự ra đời của pháp luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được những hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp.

Vai trò của hoạt động tư vấn pháp luật đối với xã hội, quản lý nhà nước:

Tư vấn pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo môi trường pháp lý an toàn, tin cậy cho hoạt động của đời sống – xã hội. Khi xã hội càng phát triển thì đồng thời càng có nhiều các mối quan hệ được thiết lập, những vấn đề phát sinh trong mọi lĩnh vực xảy ra hàng ngày.

Để thực hiện những việc làm đúng với quy định của pháp luật thì chúng ta cần phải tìm hiểu luật và có sự vận dụng linh hoạt. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể làm được điều này. Do vậy mà hoạt động tư vấn pháp luật có vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với xã hội hiện nay.

Thứ nhất, tư vấn pháp luật đóng vai trò quan trọng vào việc phổ biến giáo dục pháp luật, giúp định hướng hành vi ứng xử cho các cá nhân, tổ chức theo khuôn khổ pháp luật.

Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, rất nhiều tổ chức, cá nhân có thể hiểu rõ hơn về những quy định của pháp luật. Đối tượng mà hoạt động tư vấn pháp luật hướng tới rất nhiều, pháp luật không quy định hạn chế về những trường hợp không có quyền được tư vấn pháp luật.Không chỉ khách hàng có nhu cầu muốn được tư vấn, mà những đối tượng được ưu tiên theo quy định của pháp luật (những đối tượng mà Trung tâm trợ giúp pháp lý tư vấn)đều có quyền được tư vấn về những vấn đề mình đang gặp phải.

Hoạt động tư vấn được diễn ra với rất nhiều hình thức khác nhau. Có thể tư vấn qua trực tiếp tại các Trung tâm Tư vấn pháp luật, các tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm Trợ giúp pháp lý. Ngoài ra, người dân có thể được tư vấn trên các trang web của các tổ chức này đăng tải công khai trên mạng internet, được tư vấn thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật.Chính vì hình thức tư vấn đa dạng, qua đó mà có nhiều giải đáp pháp luật cho cá nhân, tổ chức giúp cho đối tượng được tư vấn hiểu về quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các quan hệ pháp luật trên cơ sở quy định của pháp luật.

Tư vấn pháp luật còn hướng dẫn cho các đối tượng ứng xử đúng pháp luật trong từng hoàn cảnh cụ thể để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Có thể nhận thấy rằng, khi mà chưa được tư vấn cụ thể và kỹ lưỡng những vấn đề mình đang gặp phải thì nhận thức và cách cư xử của họ cũng sẽ bị lệch lạc, có thể sẽ không đúng với quy định của pháp luật, sau khi được tư vấn thì họ sẽ cư xử sao cho phù hợp, đúng với luật định.

Đây là hoạt động mang lại kết quả trực tiếp, dễ nhận thấy và đánh giá sau một quá trình tư vấn.Điều quan trọng nhất là giúp đối tượng được tư vấn pháp luật hiểu rõ hoàn cảnh, vị thế của mình, từ đó lựa chọn cách xử sự phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.

Thứ hai, tư vấn pháp luật giúp nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người được tư vấn

Thông qua quá trình thực hiện các công việc cụ thể của hoạt động tư vấn pháp luật (cung cấp thông tin, giải đáp pháp luật cho cá nhân, tổ chức …) thì tư vấn pháp luật còn giúp nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của người được tư vấn.

Thông qua vụ việc mà họ yêu cầu tư vấn, sẽ giúp họ có cái nhìn cụ thể và rõ hơn về vấn đề mình đang vướng mắc,để từ đó cho họ nâng cao hiểu biết pháp luật  để có nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử đúng, hình thành và phát huy ý thức tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp luật.

Thứ ba, tư vấn pháp luật giúp tổ chức, cá nhân hiểu được những quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình

Tư vấn pháp luật cung cấp cho cá nhân, tổ chức những hiểu biết pháp luật ở mức cơ bản, phổ thông về một vấn đề nhất định, giúp họ hiểu rõ vị thế, quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong một quan hệ pháp luật cụ thể nảy sinh trong đời sống xã hội. Khi họ hiểu được những quyền và nghĩa vụ của mình thì sẽ cư xử đúng với pháp luật, hạn chế được sự xâm phạm về quyền và lợi ích của người khác.

Thứ tư, tư vấn pháp luật góp phần giảm nhẹ sự căng thẳng cho các cơ quan tố tụng, tránh được sự quá tải trong hoạt động xét xử.

Tư vấn pháp luật góp phần hòa giải hoặc giải quyết theo một trình tự phù hợp các mâu thuẫn, xung đột liên quan đến quyền, lợi ích, góp phần giảm thiểu các tranh chấp, giảm bớt tình trạng khiếu kiện tràn lan, kéo dài do người dân hiểu pháp luật không đúng hoặc không đầy đủ Khi mọi người đã hiểu những quyền và nghĩa vụ của mình thì cũng tránh được những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xảy ra trong xã hội .Tỉ lệ phạm tội sẽ giảm xuống, những tranh cãi mâu thuẫn với nhau được hạn chế và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, đời sống được nâng cao, xã hội ổn định.

Thứ năm, tư vấn pháp luật còn góp phần hoàn thiện pháp luật, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thông qua hoạt động tư vấn sẽ phát hiện được những điểm còn thiếu sót.những quy định còn  hạn chế, những bất cập tồn tại trong việc xây dựng pháp luật, từ đó kịp thời có những kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.Hoạt động tư vấn pháp luật còn góp phần giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước, của tổ chức và công dân.

Khi sự hiểu biết pháp luật được nâng cao, sẽ tránh được tình trạng cơ quan nhà nước lạm quyền, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để thực hiện những hành vi trái với quy định của pháp luật, những tổ chức, cá nhân không thể lách luật ,cố tình làm sai những quy định mà pháp luật đề ra.

Hoạt động tư pháp là hoạt động tố tụng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án do các cơ quan công an, viện kiểm sát, toà án thực hiện trong khuôn khổ pháp luật tố tụng quy định nhằm bảo vệ các quyền lợi của nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân.

Để bảo đảm cho việc thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình trong công cuộc cải tạo và xây dựng đất nước, Nhà nước ta phải tiến hành nhiều hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như hoạt động kinh tế, hoạt động ngoại giao, hoạt động văn hóa, giáo dục... mỗi hoạt động trên mỗi lĩnh vực đều được giao cho những cơ quan có chức năng chuyên trách thực hiện. Trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, Nhà nước ta đã sử dụng những cơ quan chuyên chính như cơ quan công an, viện kiểm sát, toà án để đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự và bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân. Hoạt động của những cơ quan chuyên chính này, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, được pháp luật tố tụng quy định gọi là hoạt động tư pháp.

Nói một cách khái quát thì hoạt động tư pháp là hoạt động tố tụng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án do các cơ quan công an, viện kiếm sát, Toà án thực hiện trong khuôn khổ pháp luật tố tụng quy định nhằm bảo vệ các quyền lợi của Nhà nước, của các tể chức xã hội và của công dân.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest