Khoa Học Dữ Liệu Và Công Nghệ Thông Tin

Khoa Học Dữ Liệu Và Công Nghệ Thông Tin

Hiện nay, thế giới đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với đặc trưng là Trí tuệ nhân tạo – AI, Dữ liệu lớn – Big data, Điện toán đám mây – Cloud computing, Internet vạn vật – IoT, và Khoa học dữ liệu – Data Science. Trong đó, ngành Khoa học dữ liệu đang rất “hot” và được nhiều bạn trẻ quan tâm theo học. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu ngành này học những gì, học xong làm công việc gì. Để giải đáp các thắc mắc này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết về ngành Khoa học dữ liệu tại UIT nhé.

Hiện nay, thế giới đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với đặc trưng là Trí tuệ nhân tạo – AI, Dữ liệu lớn – Big data, Điện toán đám mây – Cloud computing, Internet vạn vật – IoT, và Khoa học dữ liệu – Data Science. Trong đó, ngành Khoa học dữ liệu đang rất “hot” và được nhiều bạn trẻ quan tâm theo học. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu ngành này học những gì, học xong làm công việc gì. Để giải đáp các thắc mắc này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết về ngành Khoa học dữ liệu tại UIT nhé.

Ngành Khoa học dữ liệu là gì?

Khoa học dữ liệu (Data Science) được hiểu là khoa học về việc phân tích và quản trị dữ liệu để tìm ra các tri thức hành động, các hiểu biết, các quyết định dẫn dắt hành động. Khoa học dữ liệu gồm ba phần chính: (1) Tạo ra và quản trị dữ liệu, (2) phân tích dữ liệu, và (3) chuyển kết quả phân tích thành giá trị của hành động. Việc phân tích và sử dụng dữ liệu sẽ phải dựa vào ba nguồn tri thức: công nghệ thông tin (máy học), toán học (thống kê toán học), và tri thức của lĩnh vực ứng dụng cụ thể.

Chẳng hạn như trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, nếu phân tích được dữ liệu về nhu cầu của thị trường thì ta có thể đưa ra quyết định cần nuôi bao nhiêu con lợn. Trong lĩnh vực y tế, nếu phân tích được các dữ liệu bệnh án điện tử của bệnh nhân thì ta có thể tìm ra được phác đồ điều trị bệnh phù hợp hơn cho bệnh nhân. Trong lĩnh vực phòng chống sự cố môi trường, nếu phân tích được dữ liệu các phương án xả lũ vào mùa mưa thì ta có thể lựa chọn cách xả lũ ít gây thiệt hại nhất.

Hay trong lĩnh vực thương mại điện tử, nhờ vào việc phân tích các lần mua hàng trước của khách hàng, Amazon đã có thể dự đoán các món đồ mà khách hàng có thể sẽ thích mua và gửi quảng cáo tới…

Hay gần gũi hơn với chúng ta là Facebook, cũng là một trong những ứng dụng nổi tiếng của khoa học dữ liệu.

Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Khoa học dữ liệu sau khi tốt nghiệp UIT

Năm 2019, ngành Khoa học dữ liệu đã lọt top 10 ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất và top 25 ngành có thu nhập cao nhất nước Mỹ. Tại Việt Nam hiện nay có hơn 50 triệu người dùng internet và số lượng sẽ còn tăng mạnh trong các năm tới, điều này góp phần không nhỏ vào việc tạo ra dữ liệu người tiêu dùng. Đây chính là cơ hội hiếm có để các bạn theo đuổi ngành Khoa học dữ liệu phát triển sự nghiệp của bản thân. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có rất nhiều vị trí công việc để lựa chọn. Bạn có thể tham khảo một số vị trí công việc sau đây:

– Trở thành Nhà khoa học dữ liệu chuyên vận dụng, tìm hiểu và phát triển về lĩnh vực khoa học dữ liệu; tổng hợp, phân tích, diễn giải dữ liệu và lựa chọn các mô hình dự báo trong các ứng dụng cụ thể hoặc đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

– Trở thành chuyên viên có kỹ năng khai thác và xây dựng phần mềm phân tích dữ liệu trên các hệ thống tính toán tập trung, phân tán; có khả năng lựa chọn mô hình lưu trữ, phân tích, truy vấn và thống kê trên dữ liệu.

– Làm chuyên viên có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề trong các bài toán phân tích dữ liệu lớn; có khả năng lựa chọn phương pháp khai thác dữ liệu và thông tin, ứng dụng trong vấn đề phân tích định lượng cho các doanh nghiệp.

– Trở thành Nhà phân tích dữ liệu chịu trách nhiệm chuyển đổi và thao tác các tập dữ liệu lớn sao cho phù hợp với phân tích mong muốn của các doanh nghiệp.

– Làm Kỹ sư học máy chuyên tạo ra các kênh dữ liệu và cung cấp giải pháp phần mềm.

– Trở thành Kỹ sư dữ liệu chuyên xây dựng và duy trì các đường ống dẫn dữ liệu, tạo ra hệ sinh thái dữ liệu mạnh mẽ và được kết nối với nhau, giúp các nhà khoa học dữ liệu truy cập được thông tin.

– Trở thành Nhà phát triển Business Intelligence (BI) chuyên thiết kế và phát triển các chiến lược nhằm hỗ trợ các phòng ban trong tổ chức, doanh nghiệp tìm thấy thông tin họ cần một cách nhanh chóng để đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn.

– Làm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu về khoa học dữ liệu ở các trường đại học và cao đẳng.

Với những thông tin vừa cung cấp trong bài viết “Review ngành Khoa học dữ liệu trường Đại học Công nghệ Thông tin (UIT): Ngành học “lên ngôi” trong thời kỳ 4.0”, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về ngành Khoa học dữ liệu. Những thông tin này cũng chính là tiền đề giúp các bạn định hướng ngành học tốt hơn trong tương lai. Chúc các bạn sớm tìm được ngành học phù hợp với bản thân!

Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu là nền tảng cơ sở hạ tầng cho các ngành khác vận hành và phát triển. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mạng và Internet trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ 4.0, các ứng dụng và dịch vụ mạng đã dần dần làm thay đổi trong mọi lĩnh vực hoạt động của cuộc sống ngày nay. Điều này thúc đẩy nhu cầu nhân lực về ngành mạng máy tính và truyền thông tại thời điểm hiện tại và tương lai là rất cần thiết và đóng vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, ….

Chương trình đào tạo cử nhân chính quy ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu được xây dựng nhằm mục tiêu cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng trong lĩnh vực chuyên môn, hiểu biết về ngành nghề được đào tạo, đủ khả năng để tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại để có thể tự nghiên cứu chuyên sâu, mở rộng kiến thức đáp ứng với nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội.

Sinh viên tốt nghiệp được trang bị kiến thức một cách có hệ thống và hiện đại, phù hợp với các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới: - Kiến thức tổng hợp về toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ. - Kiến thức nền tảng chuyên ngành như: Mạng máy tính, điện toán đám mây, kỹ thuật truyền thông, bảo mật thông tin, thiết kế và quản trị mạng, mạng không dây, phân tích khắc phục sự cố mạng, lập trình mạng, truyền thông di động, truyền thông đa phương tiện, tính toán song song, lập trình phân tán, …. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

- Khả năng áp dụng các kiến thức nền tảng và chuyên ngành để phân tích, thiết kế, triển khai, cài đặt và quản trị các hệ thống/dịch vụ mạng và truyền thông dữ liệu; - Tư duy logic tốt, có năng lực sáng tạo để giải quyết các bài toán ứng dụng cụ thể, có năng lực tự học để nắm bắt tri thức, công nghệ, kỹ năng mới trong phát triển các hệ thống/dịch vụ mạng và truyền thông dữ liệu; - Năng lực làm việc với các vị trí như: Thiết kế, triển khai, vận hành và quản trị mạng, quản trị hệ thống, giám sát an ninh mạng, chuyên gia an toàn, an ninh mạng, phát triển phần mềm trong các nhà cung cấp dịch vụ mạng và truyền thông, các công ty phát triển phần mềm và hệ thống hàng đầu trong và ngoài nước. - Khả năng làm việc thích nghi ở nhiều vị trí khác nhau trong các cơ quan, các tổ chức phát triển và ứng dụng CNTT. - Sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng vững chắc và một số chuyên đề chuyên sâu trong ngành, vì vậy có nhiều thuận lợi trong việc học tiếp lên các bậc học cao hơn, và có thể trở thành nhà những nhà nghiên cứu, hoặc giáo viên tham gia giảng dạy các cơ sở giáo dục.

- Sinh viên được trang bị phẩm chất chính trị tốt, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp về bảo vệ thông tin, bản quyền. - Tinh thần làm việc theo nhóm, rèn luyện thường xuyên tính kỷ luật và khả năng giao tiếp.

4. Cơ sở vật chất: Công tác đào tạo được tổ chức tại trụ sở chính của trường với các trang thiết bị đáp ứng phương pháp dạy học hiện đại.

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt cuộc cách mạng công nghệ 4.0, là thời đại của Internet Of Thing (IOT), lĩnh vực mạng máy tính và truyền thông đang trở nên ngày càng "hot" và nhu cầu người học chọn ngành mạng máy tính và truyền thông cũng ngày càng tăng cao. Sinh viên tốt nghiệp ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có triển vọng nghề nghiệp rộng lớn và hứa hẹn trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng. Dưới đây là một số triển vọng nghề nghiệp mà sinh viên tốt nghiệp có thể ứng tuyển:

- Kỹ sư mạng: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc như kỹ sư mạng, thiết kế, triển khai, và quản lý hạ tầng mạng cho doanh nghiệp hoặc tổ chức. Công việc này bao gồm thiết lập mạng, cấu hình thiết bị mạng, bảo trì và tối ưu hóa hệ thống mạng.

- Quản trị viên hệ thống: Có thể làm việc như quản trị viên hệ thống, đảm nhận trách nhiệm duy trì và vận hành hệ thống máy tính, bao gồm các máy chủ và thiết bị lưu trữ và phải đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và bảo mật thông tin.

- Chuyên gia bảo mật mạng: Với sự gia tăng của các mối đe dọa bảo mật trong mạng và dữ liệu, chuyên gia bảo mật mạng đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ thống và dữ liệu của tổ chức. Họ cần phân tích các lỗ hổng bảo mật, triển khai các biện pháp bảo mật và giám sát sự kiện bảo mật trong mạng.

- Chuyên gia IoT (Internet of Things): Với sự phát triển của IoT, các thiết bị thông minh và kết nối đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống và công nghiệp. Chuyên gia IoT có nhiệm vụ thiết kế, triển khai và quản lý hệ thống IoT.

- Chuyên gia Cloud Computing: Doanh nghiệp ngày càng chuyển đổi sang mô hình đám mây để lưu trữ và quản lý dữ liệu. Chuyên gia Cloud Computing có nhiệm vụ thiết kế, triển khai và quản lý các dịch vụ đám mây.

- Nhà phát triển phần mềm hệ thống mạng: Sinh viên có khả năng lập trình có thể làm việc như nhà phát triển phần mềm hệ thống mạng, tập trung vào việc phát triển các ứng dụng và phần mềm liên quan đến mạng máy tính.

- Chuyên gia truyền thông và mạng không dây: Triển vọng nghề nghiệp trong lĩnh vực truyền thông và mạng không dây đang ngày càng tăng lên, đặc biệt với sự phổ biến của thiết bị di động và công nghệ không dây.

- Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp cũng có thể thích nghi làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong các cơ quan, các tổ chức phát triển và ứng dụng CNTT hoặc trở thành giáo viên có thể giảng dạy trong các cơ sở giáo dục.

Nhưng để thành công trong lĩnh vực này, sinh viên cần phải tiếp tục nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình thông qua việc học tập liên tục và cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất để thích nghi với thời đại.

6. Đội ngũ giảng viên: Giảng viên đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trở lên, có kinh nghiệm giảng dạy và chuyên môn cao