DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
TPO - Bà Trần Ngọc Mai (SN 1991, quê Bình Lục, Hà Nam), làm việc tại khoa Kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàng, ứng viên phó giáo sư (PGS) ngành Kinh tế là tân PGS trẻ nhất năm 2024.
Bà Mai tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị kinh doanh chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, ngân hàng và thị trường tài chính tại Đại học Nebraska, Omaha, Mỹ, năm 2012. Ba năm sau, bà tốt nghiệp thạc sĩ ngành Kinh tế và tài chính; chuyên ngành Ngân hàng và tài chính tại trường Đại học London, Queen Mary, Anh.
Sau khi nhận bằng tốt nghiệp ứng viên Trần Ngọc Mai về nước và công tác tại Học viện Ngân hàng và nhận bằng tiến sĩ năm 2021 tại trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Tân PGS Trần Ngọc Mai là giảng viên bộ môn Thanh toán Quốc tế, Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng từ 9/2013 đến 11/2014.
Từ 12/2014 đến nay, bà Mai là giảng viên Bộ môn Đầu tư Quốc tế, Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng.
Từ tháng 9/2014 đến tháng 9/2015, PGS Mai học chương trình thạc sĩ Tài chính Ngân hàng tại trường đại học London, Queen Mary, Anh Quốc.
Từ tháng 11/2016 đến tháng 1/2021, tân PGS học chương trình tiến sĩ Kinh tế Quốc tế tại trường đại học Ngoại thương, Việt Nam.
Hiện nay bà là phó chủ nhiệm Bộ môn Đầu tư Quốc tế, Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng.
Các hướng nghiên cứu chủ yếu của bà gồm: Nghiên cứu vĩ mô về đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế và phát triển kinh tế bền vững; Nghiên cứu vi mô về quản trị hành vi và thực hành kinh doanh bền vững.
Trong quá trình nghiên cứu, bà Trần Ngọc Mai công bố 31 bài báo khoa học, trong đó 6 bài trên tạp chí quốc tế có uy tín sau khi được công nhận tiến sĩ.
Nữ ứng viên này cũng chủ trì 2 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở được nghiệm thu với kết quả giỏi và xuất sắc, tham gia viết 2 sách tham khảo chuyên ngành.
Ngoài ra, tân PGS Mai còn tích cực hỗ trợ và định hướng các giảng viên trẻ và sinh viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học tại Học viện Ngân hàng.
Bên cạnh PGS Trần Ngọc Mai, còn 3 ứng viên đạt chuẩn chức danh PGS thuộc thế hệ 9X gồm: Nguyễn Thị Hoa Hồng, Vũ Thu Trang, Nguyễn Hoàng Chung.
Căn cứ Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp như sau:
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Căn cứ Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tên doanh nghiệp như sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp:
Theo quy định, tên doanh nghiệp có 02 thành tố chính bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Vì vậy, tên viết tắt của doanh nghiệp chỉ là yếu tố bổ sung, không bắt buộc phải có. Doanh nghiệp có thể lựa chọn có hoặc không có tên viết tắt tùy theo nhu cầu của mình.
Doanh nghiệp có thể đăng ký tên viết tắt cùng với tên đầy đủ của doanh nghiệp khi đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Doanh nghiệp có bắt buộc phải có tên viết tắt không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tên trùng và tên gây nhầm lẫn:
Như vậy, các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
- Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.