Tin tức cập nhật liên quan đến phát hành bộ tem
Tin tức cập nhật liên quan đến phát hành bộ tem
Để kết nối với tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp, bạn chỉ cần nhấc điện thoại lên và gọi ngay qua đường dây nóng (024)3.382.90.82
Cách thức kết nối đến tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp:
Để quá trình tư vấn diễn ra nhanh chóng, bạn nên chuẩn bị trước các câu hỏi cũng như nội dung cần được giải đáp và một không gian yên tĩnh. Đồng thời, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình một chiếc điện thoại đã được sạc đầy pin và nạp cước phí điện thoại.
Nhấc điện thoại lên và gọi ngay cho Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp qua hotline (024)3.382.90.82 để nhận được sự tư vấn
Trình bày các vấn đề mà mình còn vướng mắc cần được giải đáp liên quan đến chế độ bảo hiểm thất nghiệp và lắng nghe sự tư vấn, giải đáp từ các chuyên gia, Luật sư giàu kinh nghiệm.
Tư vấn bảo hiểm thất nghiệp tại văn phòng
Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề cần xin ý kiến tư vấn trực tiếp từ các luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn trực tiếp tại: số 144 phố Trần Phú, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Trung tâm việc làm tiến hành xem xét, làm rõ hồ sơ, xác định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động và gửi Giám đốc Sở lao động – Thương binh và xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong trường hợp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu của bưu điện.
Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu người lao động chưa tìm được việc làm thì Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và xã hội ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo đó, người lao động nhận quyết định tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi làm thủ tục lãnh BHTN thực hiện xác nhận về việc đã giải quyết hưởng BHTN của người lao động vào sổ BHXH và chụp sổ BHXH để lưu hồ sơ.
Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi đến bao gồm:
– 01 bản đến BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ BHYT cho người lao động;
– 01 bản đến người lao động được hưởng BHTN.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 6, Điều 1, Nghị định 61/2020/NĐ-CP, trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc không ủy quyền cho người khác đến nhận quyết định và không gửi thông báo bằng văn bản tới trung tâm dịch vụ việc làm về lý do không thể đến nhận thì được coi là không có nhu cầu hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Quận Hoàng Mai là cửa ngõ quan trọng ở phía Đông Nam của thủ đô Hà Nội. Khu vực này được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn thiện, là nơi tập trung các “đầu mối” giao thông quan trọng của thành phố, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển về mọi mặt. Đây cũng là một trong các quận có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, thu hút không chỉ người dân đến an cư lập nghiệp mà còn hấp dẫn giới đầu tư địa ốc và các doanh nghiệp.
Quận Hoàng Mai trước đây là một tổng thuộc huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, vùng đất Hoàng Mai thuộc đại lý Hoàn Long, ngoại thành Hà Nội. Năm 1954, thành phố Hà Nội được chia thành 4 quận nội thành và 4 quận ngoại thành. Lúc bấy giờ, phần lớn địa bàn Hoàng Mai thuộc khu vực Quận VII ngoại thành Hà Nội.
Ngày 31/05/1961, Chính phủ ban hành Quyết định số 78-CP chia Hà Nội thành 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành. Địa bàn quận Hoàng Mai lúc này một phần thuộc khu Hai Bà, phần còn lại thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Ngày 6 tháng 11 năm 2003, Nghị định số 132/2003/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành. Theo đó, thành lập quận Hoàng Mai trên cơ sở:
Kể từ đây, quận Hoàng Mai có 14 phường trực thuộc cho đến hiện nay. Sau hơn 20 năm thành lập và phát triển, quận Hoàng Mai đã có nhiều bước tiến vượt bậc về các mặt: kinh tế – xã hội, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng,… Đời sống của người dân cũng từng bước được cải thiện tốt hơn.
Quận Hoàng Mai tọa lạc tại phía Đông Nam nội thành thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km. Vị trí địa lý trên bản đồ tiếp giáp với các khu vực như sau:
Quận Hoàng Mai trải rộng từ Đông sang Tây, được chia thành 3 phần tương đối đều nhau bởi trục đường Giải Phóng, Tam Trinh. Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có hệ thống đường giao thông thủy trên sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao thương và phát triển kinh tế. Với vị trí giao thoa giữa vùng trung tâm thủ đô và các tỉnh lân cận, quận Hoàng Mai vừa có thể di chuyển nhanh chóng đến các khu vực khác của thành phố, vừa có thể thuận tiện kết nối đến các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh,…
Quận Hoàng Mai chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 theo theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP của Chính phủ với tổng diện tích đất tự nhiên là 4.104,1 ha, tương đương 41,04 km2. Hoàng Mai được biết đến là quận có diện tích lớn thứ 4 của thành phố Hà Nội, sau các quận Long Biên, quận Hà Đông và quận Bắc Từ Liêm.
Dân số quận Hoàng Mai tính đến năm 2022 là 532.450 người, mật độ dân số đạt 12.974 người/km2, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số. Theo số liệu này, Hoàng Mai hiện đang là quận có dân số đông nhất trong số 30 quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội. Dân cư phần lớn tập trung ở các phường phía Nam của quận, gần sông Hồng và các khu đô thị mới.
Để làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhanh nhất, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ–CP (Được sửa đổi bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ–CP), cụ thể như sau:
– Sổ bảo hiểm xã hội (bản gốc và đã được chốt thời gian tham gia BHXH trong sổ BHXH)
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (Mẫu đơn này người lao động có thể lấy tại trung tâm giới thiệu việc làm hoặc tải về trên Internet)
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong những giấy tờ sau xác nhận về việc người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết thời hạn hoặc người lao động đã hoàn thành công việc theo nội dung trong hợp đồng lao động
+ Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
Trong trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với hợp đồng lao động theo thời vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc cần nộp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân (bản sao có chứng thực);
– Ảnh 3×4 hoặc 4×6 (Số lượng: 2).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết trên, người lao động tiến hành hộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương nơi người lao động đó muốn hưởng để được giải quyết.
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Luật việc làm năm 2013, người lao động phải nộp hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng tính từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Trong trường hợp quá thời hạn trên thì người lao động không được giải quyết trợ cấp thất nghiệp dù đã đáp ứng đủ điều kiện và đầy đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo đó, khoảng thời gian này sẽ được bảo lưu và cộng dồn để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cho đến lần tiếp theo khi người lao động đã đủ điều kiện.