Trước ông Joe Biden, các tổng thống Mỹ đương nhiệm từng tới thăm Việt Nam bao gồm Tổng thống Bill Clinton (thăm tháng 11/2000), Tổng thống George W. Bush (tháng 11/2006), Tổng thống Barack Obama (tháng 5/2016), Tổng thống Donald Trump (tháng 11/2017).
Trước ông Joe Biden, các tổng thống Mỹ đương nhiệm từng tới thăm Việt Nam bao gồm Tổng thống Bill Clinton (thăm tháng 11/2000), Tổng thống George W. Bush (tháng 11/2006), Tổng thống Barack Obama (tháng 5/2016), Tổng thống Donald Trump (tháng 11/2017).
Ở chiều ngược lại, từ ngày thành lập (1948) đến nay, Israel là quốc gia nhận quân viện nhiều nhất của Mỹ trên thế giới qua tất cả các đời tổng thống và chính sách đối ngoại. Sớm nắng chiều mưa gì thì Israel vẫn được tiền, được súng, tuy có bận Mỹ cũng làm nghiêm khi Israel theo Anh và Pháp rủ rê chiếm kênh đào Suez của Ai Cập (1956).
Trong khi Israel không có hiệp ước quân sự nào với Mỹ (như Philippines chẳng hạn) hay thuộc khối NATO và chỉ thuộc có khối Eurovision, đông đảo các chính trị gia Mỹ lúc nào cũng lồng lộn "đụng đến Israel là đụng đến Hoa Kỳ".
Tuyệt đại đa số các chính trị gia Mỹ ủng hộ Israel toàn phần, dù cánh hữu của Cộng hòa hay cánh tả của Dân chủ, kể cả thượng nghị sĩ Bernie Sanders. Ngày 15-11, khi số trẻ em thiệt mạng đã lên trên 4.500, số lánh nạn tại Gaza lên đến 1,5 triệu người thì mới có kêu gọi ngưng bắn ở Hạ viện Hoa Kỳ. Kêu gọi này được 24 trong 535 đại biểu ký tên.
Tại Thượng viện, chỉ có 1 người (trên 100) ủng hộ ngưng bắn là Dick Durbin. Lập trường của Israel cho rằng ngưng bắn là mẹo của Hamas, nên phải đánh đến chết - và bị đánh đến chết là thường dân Gaza. Ảnh hưởng của "phe Israel" trên chính trường Mỹ là hoàn toàn áp đảo.
Theo chế độ bầu cử ở Mỹ thì tổng thống, thống đốc bang là 4 năm, thượng nghị sĩ là 6 năm và hạ nghị sĩ là 2 năm. Trong chế độ này, tiền đâu là đầu tiên, và một đại biểu dùng 40% thời gian để gây quỹ tranh cử.
Mới mở tiệc mừng đắc cử tối hôm trước thì sáng hôm sau thức dậy đã phải lo gây quỹ tiếp rồi. Tổ chức đắc lực, đáng sợ lẫn đáng yêu nhất trong việc này, là tổ chức phi chính phủ AIPAC (Ủy ban Công vụ Mỹ - Israel).
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Anthony Blinken trong một sự kiện của AIPAC. Ảnh: Axios
Quỹ điều hành của AIPAC năm 2022 chỉ là 88 triệu USD với 400-500 nhân viên ăn lương thôi, nhưng họ còn dựa trên số hoạt động tích cực là 10.000 người cốt cán và huy động được vòng thứ 3 cảm tình viên 300.000 người nữa.
Đây cũng mới là 0,1% dân số Hoa Kỳ. Tính cả vòng thứ 4 là 8 triệu người gốc Do Thái ở Mỹ thì cũng mới 2,5% dân số, nhưng cỗ máy này 40 năm qua đã mài giũa để trở thành siêu đẳng trong việc giúp cho đắc cử (và đánh cho thất cử) các ứng viên Mỹ ở mọi tầng chức vụ.
Số hạ nghị sĩ đang do AIPAC "nắm" là 400-425 người (trên tổng số 535). Tại Thượng viện, con số này là 98-99. Ở mức thống đốc hay tổng thống, không có ứng viên Dân chủ hay Cộng hòa nào không phải qua ải của AIPAC. Hiện có 15 ứng viên tổng thống tại Mỹ chẳng hạn và trong số này, chỉ 4 người nhích ra khỏi lập trường của Israel. 4 vị ngoài luồng này cộng lại chắc dưới 5% số phiếu.
Theo nhà hoạt động và mấy bận là ứng viên tổng thống Ralph Nader, sức mạnh của AIPAC là trong cách hoạt động. Mỗi hạ nghị sĩ và nhân viên, bộ sậu của từng vị, có một tổ của AIPAC được phân công chiếu cố để theo dõi từng hành vi và từng phát biểu.
Bạn là hạ nghị sĩ, đi chữa răng đang ngồi hả miệng thì nha sĩ hỏi, ông/bà định bỏ phiếu thế nào về ngưng bắn tại Gaza? AIPAC sẽ gọi điện sáng chiều, gửi điện thư, đến tận cửa văn phòng và các cuộc họp cử tri, tiếp tân hay sự kiện…
Họ dùng mọi áp lực từ vuốt ve đến đe dọa, chẳng những với chính các nghị sĩ, mà còn với nhân viên của họ, không chừa tài xế hay thư ký. Sau khi 24 đại biểu nói trên đòi ngưng bắn, AIPAC lập tức cho biết sẽ huy động 100 triệu USD để đánh bại các đại biểu này vào năm 2024.
Với ngân quỹ 88 triệu USD/năm, AIPAC tìm đâu ra 100 triệu để chống phá các nghị sĩ đó? Mỗi chính trị gia tầm quốc gia ở Mỹ khi tranh cử đều phải có quỹ từ giai đoạn sơ cử trở đi. Nếu họ không ngoan thì AIPAC sẽ ủng hộ kẻ khác.
Tiền sẽ không từ túi AIPAC, mà từ vận động của họ. Một thí dụ là tháng 7-2022, hạ nghị sĩ Andy Levin (Detroit, Michigan) là gốc Do Thái và tự nhận theo Zion chủ nghĩa (tức ủng hộ Nhà nước Israel). Tuy nhiên AIPAC cho là ông không theo đến nơi đến chốn và lừa thầy Do phản bạn Thái, nên ủng hộ ứng viên cũng Dân chủ là Haley Stevens.
Bà Stevens không phải gốc Do Thái, mới sang thăm Israel 3 năm trước nhờ đài thọ của AIEF (Tổ chức Giáo dục Mỹ - Israel). Đây là tổ chức ngoại vi của AIPAC, quỹ riêng là 60 triệu USD dùng vào việc giáo dục lớn bé về vấn đề Israel như mời đại biểu dân cử hay lãnh đạo mầm non tương lai đi đây kia hội họp và thăm viếng Israel.
Về tất cả các mặt khác, bà Stevens chẳng khác ông Levin là mấy, và AIPAC chỉ muốn trừng trị một đại biểu tuy gốc Do Thái nhưng cứng đầu. Bà Haley tiêu 4,2 triệu USD tiền AIPAC và thắng ông Levyn chỉ có quỹ 960.000 USD.
Khi bạn ra tranh cử ở Mỹ thì việc đầu tiên là tự gây quỹ cho mình. Ngoài quỹ tự gây này, còn có các quỹ ủng hộ gọi là PAC (Ủy ban Hành động chính trị) - các quỹ này không trực thuộc ủy ban tranh cử của ứng viên mà ủng hộ họ một cách "độc lập".
Năm 2020, quỹ tranh cử riêng của ông Biden huy động được 1,044 triệu USD, trong khi của các PAC ủng hộ ông là 680 triệu USD. Trong tổng số này, bộ phận "lobby cho Israel" qua AIPAC có nhiều tầng lớp để can thiệp từ nhỏ đến lớn, trong phần quỹ riêng cũng như phần các PAC.
Ngoài chuyện tiền bạc, ảnh hưởng của hoạt động "lobby cho Israel" còn mở rộng qua văn hóa, truyền thông, và đánh vào mặc cảm tội lỗi của Tây phương. Trong nhiều thế kỷ, người Do Thái tại Tây phương bị bài xích và kỳ thị nghiêm trọng, đỉnh điểm là "Giải pháp cuối cùng" của Đức quốc xã giết chết 5-6 triệu người Do Thái trong Thế chiến II. Tại Mỹ đầu thế kỷ 20 vẫn có tình trạng bài Do Thái.
ADL (Liên đoàn Chống phỉ báng) ra đời trong bối cảnh đó để bênh vực người Do Thái. Hiện tổ chức này có quỹ 103 triệu USD/năm, là cánh tay cầm thước của Israel tại Mỹ và xét nét ai làm gì không ưng ý thì phán tội "bài Do Thái".
Nói qua, người Ả Rập được coi là cùng nguồn gốc và huyền tổ (Abraham) với người Do Thái. Nói nghiêm túc hơn thì họ xuất phát cùng một chốn, giống nhau từ bề ngoài đến ăn mặc, tập tục, tôn giáo, và sống với nhau vui vẻ thôi.
Chỉ sau khi Nhà nước Israel thành lập (1948) thì mới có mâu thuẫn. Cho đến thập niên 1970, hình ảnh người Ả Rập tại Mỹ vẫn tốt đẹp, tốt đẹp còn hơn hình ảnh người Do Thái, vì không mang tính cách bài thị của châu Âu.
Khủng hoảng dầu mỏ 1973 và giá dầu tăng vọt biến hình ảnh Ả Rập "tay kiếm lạc đà đẹp trai" thành "trọc phú ngây ngô", nhưng vẫn còn vô hại. Năm 1979, cách mạng thần quyền Iran biến hình ảnh cả Trung Đông thành Hồi giáo cuồng tín.
Sự cố 11-9 đưa hình ảnh Hồi giáo và Ả Rập xuống đáy dư luận và truyền thông, khối ủng hộ Israel tại Mỹ nhờ vậy khuếch trương hoàn cảnh đó.
Tuyên truyền của Israel từ đó một mặt nhấn mạnh vào khác biệt giữa người Ả Rập Trung Đông với Âu Mỹ, kiểu mặc váy lòng thòng và phụ nữ che tóc.
Trong khi người Do Thái Âu hóa và gần gũi Tây phương hơn. Phép ảo thuật này thành công: ảnh hưởng của Israel tại Mỹ nhờ những biến cố 1973, 1979 và 2001 đã được khai thác tài tình.
Vừa rồi, các tổ chức sinh viên tại một số trường ở Mỹ phản đối thảm sát ở Gaza thì các đại học bị đe là sẽ mất tiền tư nhân tài trợ. Sinh viên tại Harvard chẳng hạn, bị bêu hình và dọa là ra trường sẽ không có việc làm.
Tỉ phú Elon Musk đắc tội để X (Twitter) bài Do Thái, và các công ty Apple, Google, IBM, Disney… đòi tẩy chay, bị Nhà Trắng lên án. Ứng viên tổng thống Đảng Xanh là Jill Stein, gốc Do Thái, hôm 18-11 bị Meta xóa các tài khoản (IG và Facebook) có lẽ vì bà lên án "diệt chủng" tại Gaza. ■
Khi vị thế của Israel vững mạnh thì việc thương xót vai trò nạn nhân muôn thủa của họ cũng bớt đi trong dư luận Tây phương.
Hiện theo thăm dò, đến 66% người Mỹ ủng hộ ngưng bắn và trong các cuộc phản đối vừa qua, người Do Thái ở Mỹ hiện diện đông đảo hơn trước và đóng một vai trò tích cực.
Chiếm nhà ga trung tâm New York và tượng đài Nữ thần Tự do, đòi ngưng bắn là hành động của các tổ chức hòa bình Do Thái ở Mỹ. Thượng nghị sĩ Durbin đã nói trong bài, hiện là người duy nhất đòi ngưng bắn tại Thượng viện.
Trớ trêu là năm 1982 ông từng là ứng viên được AIPAC ủng hộ để đánh bại địch thủ của ông, bị cho là thiên vị PLO (Tổ chức Giải phóng Palestine). Nhưng 1982 tức là 40 năm về trước.
Cách đây 65 năm, các nước Trung-Đông Âu bao gồm CH Séc, CH Slovakia, Hungary, Bulgaria, Albania là những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung-Đông Âu, bao gồm Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia (2/2/1950); Hungary và Romania (3/2/1950); Cộng hòa Ba Lan (4/2/1950); Cộng hòa Bulgaria (8/2/1950) và Cộng hòa Albania (11/2/1950), ngày 2/2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã trao đổi Thư chúc mừng với các vị Tổng thống, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội các nước Trung-Đông Âu nêu trên.
Thư chúc mừng của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam gửi Lãnh đạo cấp cao các nước Trung-Đông Âu có đoạn viết:
“Cách đây 65 năm, các nước Trung-Đông Âu nằm trong số những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước Trung-Đông Âu trong 65 năm qua đã được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân các nước chung tay vun đắp trên cơ sở tin cậy, hiểu biết và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.
Trong trái tim mỗi người Việt Nam luôn ghi đậm những tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ quý báu, hiệu quả mà nhân dân các nước Trung-Đông Âu đã dành cho Việt Nam suốt những năm tháng đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Hàng chục ngàn cán bộ, kỹ sư Việt Nam đã được đào tạo tại các nước Trung-Đông Âu và nhiều người trong số họ đang giữ những cương vị trọng trách trong bộ máy Nhà nước cũng như trong đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam, đây là tài sản vô giá của tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước Trung-Đông Âu.”
Lãnh đạo cấp cao các nước Trung-Đông Âu nhất trí đánh giá rằng, trải qua những thay đổi lớn lao trên thế giới cũng như tại mỗi nước, quan hệ giữa Việt Nam và các nước Trung-Đông Âu đã đứng vững trước mọi thử thách, là mối quan hệ thắm đượm tình hữu nghị, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng đất nước của mỗi nước, là cơ sở vững chắc cho hợp tác giữa các nước trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có nhiều biến động sâu sắc.
Trong Thư chúc mừng của mình, Lãnh đạo cấp cao các nước Trung-Đông Âu bày tỏ “khâm phục trước những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong những năm gần đây, đồng thời tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục là nhân tố ổn định của khu vực Đông Nam Á, là ví dụ sinh động trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp trên thế giới bằng các biện pháp hòa bình. Việt Nam đã trở thành người bạn quan trọng của Liên minh châu Âu tại khu vực và là một thành viên năng động của Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM).”
Các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và các nước Trung-Đông Âu đều thống nhất cho rằng sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước Trung-Đông Âu đang phát triển mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu của mỗi nước trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế; nhất trí cùng nhau nỗ lực hơn nữa nhằm củng cố, đưa các mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt tốt đẹp nói trên phát triển, đi vào chiều sâu hiệu quả, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của mỗi dân tộc, vì hòa bình, thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao các nước Trung-Đông Âu trên cũng đã trao đổi Thư chúc mừng./.