Vingroup Bị Lỗ Khi Nào Bán

Vingroup Bị Lỗ Khi Nào Bán

Trong năm hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng chịu ảnh hưởng lớn bởi các đợt giãn cách, cùng việc chi hàng nghìn tỷ để tài trợ hoạt động phòng, chống dịch, Vingroup đã lần đầu báo lỗ.

Trong năm hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng chịu ảnh hưởng lớn bởi các đợt giãn cách, cùng việc chi hàng nghìn tỷ để tài trợ hoạt động phòng, chống dịch, Vingroup đã lần đầu báo lỗ.

Những câu hỏi cần hỏi trước khi bán cổ phiếu

Nếu bạn biết phong cách đầu tư của bản thân và đã suy nghĩ kỹ về khoản đầu tư, hãy sử dụng khuôn khổ này để giúp bạn suy nghĩ xem bạn có muốn bán hay không. Bắt đầu bằng cách tự hỏi mình những câu hỏi sau:

Câu hỏi đầu tiên sẽ là một câu hỏi dễ. Bạn mua cổ phiếu của 1 doanh nghiệp vì nó có bảng cân đối kế toán vững chắc? Có phải họ đang phát triển một công nghệ mới mà một ngày nào đó sẽ gây bão trên thị trường? Dù lý do là gì thì nó cũng dẫn đến câu hỏi thứ hai. Lý do bạn mua cổ phiếu này có thay đổi không?

Nếu một cổ phiếu giảm giá thì thường có rất nhiều lý do. Yếu tố bạn yêu thích ban đầu ở công ty vẫn còn tồn tại hay đã thay đổi? Điều quan trọng là không giới hạn nghiên cứu của bạn chỉ với những lý do mua cổ phiếu ban đầu. Xem xét lại tất cả những tin tức từ các bài báo, từ trang web của công ty hay các báo cáo số liệu để biết rõ ràng lý do đằng sau sự giảm giá cổ phiếu.

Nếu bạn xác định rằng đã có sự thay đổi, hãy chuyển sang câu hỏi thứ ba: Sự thay đổi đó có đủ quan trọng để bạn không mua lại cổ phiếu đó nữa không? Ví dụ, nó có làm thay đổi mô hình kinh doanh của công ty không? Nếu có, tốt hơn là bạn nên giảm bớt vị thế trong công ty. Bởi vì kế hoạch kinh doanh của công ty đã khác xa rất nhiều so với những lý do đằng sau khoản đầu tư ban đầu của bạn.

VinBigdata -   công ty tạo ra trợ lý ảo ViVi, nền tảng trí tuệ nhân tạo tạo sinh đa nhận thức VinBase

CTCP VinBigdata được thành lập vào tháng 9/2021, tiền thân là Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (2018) của Tập đoàn Vingroup với vốn điều lệ ban đầu gần 471 tỷ đồng, Vingroup góp 99% vốn.

Tháng 3/2024, công ty nâng vốn điều lệ từ 471 tỷ đồng lên 535 tỷ đồng. Vingroup hiện nắm 69,2% vốn tại VinBigdata tại ngày 30/9/2024.

VinBigdata hoạt động chính trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và khoa học dữ liệu (đặc biệt về xử lý hình ảnh và ngôn ngữ). Mục tiêu của VinBigdata là trở thành công ty trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn số 1 Việt Nam, top 10 khu vực.

Một số sản phẩm nổi bật của VinBigdata là trợ lý ảo ViVi, nền tảng trí tuệ nhân tạo tạo sinh đa nhận thức VinBase, hệ sinh thái các giải pháp phân tích hình ảnh thông minh Vizone, nền tảng số hóa hình ảnh y tế VinDr,... Đến nay, công ty có hơn 50 công bố quốc tế về dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, hơn 30 dự án công nghệ triển khai.

VinRobotic - doanh nghiệp được góp vốn bởi cả hai con trai ông Phạm Nhật Vượng

Ngày 20/11, tập đoàn Vingroup thông báo chính thức thành lập CTCP Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Mục tiêu của VinRobotics là góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa quy trình trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và đời sống.

VinRobotics hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến, đặc biệt là các giải pháp tự động hóa, robot công nghiệp và trí tuệ nhân tạo (AI). Công ty chuyên sản xuất và tích hợp các sản phẩm người máy và robot thông minh, nhằm cung cấp các giải pháp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả công việc trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và đời sống.

Về cơ cấu cổ đông, Vingroup sẽ nắm giữ 51% cổ phần, ông Phạm Nhật Vượng góp 39% cổ phần, hai ông Phạm Nhật Quân Anh và Phạm Nhật Minh Hoàng mỗi người có 5% cổ phần. Vị trí Tổng Giám đốc VinRobotics do ông Ngô Quốc Hưng đảm nhiệm.

VinAI - top 20 công ty công nghệ toàn cầu về nghiên cứu trí tuệ nhân tạo

Đầu tiên CTCP Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo VinAI được thành lập vào tháng 8/2021, tiền thân là Viện Nghiên cứu VinAI (2019) thuộc Tập đoàn Vingroup với vốn điều lệ ban đầu là 425 tỷ đồng, tỷ lệ góp vốn của Vingroup là 99,8%.

Tháng 9/2021, VinAI nâng vốn điều lệ từ 425 tỷ đồng lên gần 635 tỷ đồng. Đến tháng 11/2024, công ty giảm vốn điều lệ từ 635 tỷ đồng xuống 408 tỷ đồng. Theo BCTC của Vingroup, tập đoàn nắm 65% tại VinAI tại ngày 30/9/2024. Các cổ đông còn lại của của doanh nghiệp này không được tiết lộ. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này là ông Bùi Hải Hưng - một cựu nhân viên Google.

Tại báo cáo thường niên 2023, Vingroup cho biết, trong năm 2023, VinAI đã công bố 27 công trình tại các hội thảo hàng đầu thế giới như CVPR, ICCV, NeurIPS, nâng tổng số công trình được thế giới công nhận lên tới hơn 130 công trình sau hơn 4 năm hoạt động. Kết quả này đã giúp VinAI duy trì vị thế top 20 công ty công nghệ toàn cầu dẫn đầu về nghiên cứu trí tuệ nhân tạo theo các tiêu chí đánh giá của Thundermark Capital. Theo thông tin từ Tech In Asia, Nvidia cũng có dự định mua lại VinAI.

Tấn công tốt nhất là một phòng thủ tốt

Các đội bóng vô địch đều có một điểm chung: phòng ngự tốt. Nguyên tắc này cũng có thể được áp dụng cho thị trường chứng khoán. Bạn không thể giành chiến thắng trừ khi bạn có chiến lược phòng thủ để ngăn chặn tổn thất quá lớn .

Những chiến lược phòng thủ hoặc chiến lược rút lui sẽ giúp bạn giảm tần suất giao dịch theo cảm xúc. Khi sở hữu thứ gì đó, chúng ta có xu hướng để những cảm xúc như lòng tham hay nỗi sợ hãi lấn át và cản trở khả năng phán đoán đúng đắn.

Khi nào bạn nên bán cổ phiếu khi đang thua lỗ?

Điều này phụ thuộc vào chiến lược giao dịch và thành phần danh mục đầu tư tổng thể. Bạn có thể giữ cổ phiếu thua lỗ trong thời gian dài hơn nếu đó là một phần nhỏ hơn trong danh mục đầu tư và không kéo giá trị tổng thể xuống. Nhà đầu tư cũng có thể tiếp tục nắm giữ nếu cổ phiếu trả cổ tức tốt. Tuy nhiên, nói chung, nếu cổ phiếu phá vỡ mốc kỹ thuật hoặc công ty hoạt động không tốt, tốt hơn là bạn nên bán với mức lỗ nhỏ hơn là để vị thế trói buộc tiền của bạn và có khả năng giảm sâu hơn nữa.

VinCSS - công ty đã phát hiện 205 lỗ hổng bảo mật zeroday tồn tại trong sản phẩm, dịch vụ của một loạt 'ông lớn' công nghệ

CTCP Dịch vụ An ninh mạng VinCSS được thành lập vào tháng 11/2018 với vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Tháng 1/2022, công ty chuyển đổi mô hình hoạt động từ công ty TNHH sang CTCP và nâng vốn điều lệ lên 411 tỷ đồng. Vingroup nắm 65% vốn tại VinCSS tính đến ngày 30/9/2024.

VinCSS hoạt động chính trong lĩnh vực nghiên cứu – phát triển, sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng toàn diện - thông minh - tự động và xác thực mạnh không mật khẩu. Hiện tại, VinCSS đang cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong bốn mảng là IT Security Services, VinCSS FIDO2 Ecosystem, IoT Security và Connected Car Security.

Theo báo cáo thường niên của Vingroup năm 2023, VinCSS đã phát hiện 205 lỗ hổng bảo mật zeroday tồn tại trong sản phẩm, dịch vụ của các hãng công nghệ hàng đầu như Microsoft, Adobe, McAfee, VMWare, ESET, Trend Micro, WECON LiveStudioU, Fuji Electric...

VinHMS - công ty đầu tiên tại Việt Nam trở thành hội viên của HTNG

CTCP Sản xuất và Kinh doanh phần mềm VinHMS được thành lập vào tháng 11/2018 với vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Tháng 1/2022, công ty nâng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 425 tỷ đồng. Vingroup nắm 65% vốn tại đây tính đến ngày 30/9/2024.

VinHMS sản xuất và kinh doanh phần mềm, chuyên cung cấp những sản phẩm công nghệ cho ngành quản trị khách sạn như giải pháp quản lý khách sạn CiHMS, giải pháp quản lý tài sản CiAMS, quản lý khu vui chơi giải trí CiTMS và quản lý khách sạn nhỏ CiTravel.

VinHMS hiện là đối tác chính thức của Expedia, Traveloka, Agoda, TripAdvisor, Google, Amazon Web Services... và là công ty đầu tiên tại Việt Nam trở thành hội viên của HTNG - Hiệp hội quốc tế định chuẩn giao thức cho các phần mềm của khách sạn.